Nguyên nhân gây ra viêm tĩnh mạch
Tĩnh mạch là mạch máu dẫn máu từ các cơ quan về lại tim và có nguy cơ bị viêm hay tổn thương khi bị tác động vào làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể hoặc có những trường hợp nghiêm trọng đến tính mạng.
Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm trong tĩnh mạch, hiện nay có hai dạng viêm tĩnh mạch chủ yếu như:
- Viêm tĩnh mạch nông: Đây là tình trạng viêm tĩnh mạch gần bề mặt da và loại viêm tĩnh mạch này ít gây ra nghiêm trọng.
- Viêm tĩnh mạch sâu: Tình trạng viêm tĩnh mạch sâu hơn và lan rộng hơn. Tuy nhiên đối với dạng này viêm tĩnh mạch có thể gây ra bởi cục máu đông với những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu thì sẽ gọi là viêm tĩnh mạch huyết khối sâu hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Một số các nguyên nhân dẫn đến viêm tĩnh mạch nông như:
- Do đặt ống thông tĩnh mạch.
- Đã sử dụng tiêm thuốc kích thích vào tĩnh mạch.
- Có xuất hiện cục máu đông nhỏ.
- Bị các nhiễm trùng.
Một số các nguyên nhân có thể gây ra viêm tĩnh mạch sâu như:
- Bị các kích thích hoặc chấn thương tĩnh mạch sâu do phẫu thuật, chấn thương hoặc gãy xương nghiêm trọng hoặc từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó.
- Do thiếu vận động dẫn đến máu chảy chậm như nằm lâu trên giường sau khi phẫu thuật, ngồi tàu xe trong suốt một thời gian dài).
- Bị máu tăng đông hơn do bình thường và có thể do thuốc, ung thư, rối loạn mô liên kết hoặc rối loạn đông máu di truyền.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch như:
- Người đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Mắc rối loạn đông máu.
- Người đang thực hiện liệu pháp nội tiết hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
- Người lười vận động trong suốt một thời gian dài.
- Đang mắc một số loại ung thư hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư.
- Người trong quá trình mang thai.
- Đối tượng thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Dùng nhiều rượu và trên 60 tuổi.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tĩnh mạch
Hầu hết các triệu chứng của bệnh viêm tĩnh mạch sẽ gây ra các ảnh hưởng đến tay hoặc chân, cụ thể như:
Đau: Ở cả hai dạng viêm tĩnh mạch nông và sâu thì người bệnh đều phải chịu cảm giác đau đơn ở vùng chịu ảnh hưởng. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng vận động hơn.
Xuất hiện các triệu chứng viêm: Do mạch máu viêm nên phản ứng viêm ở các cơ quan trong cơ thể. Lúc này vùng da gần mạch máu sẽ bị sưng tấy, sờ vào sẽ thấy ấm nóng hơn hoặc màu sắc da xunh quanh sẽ bị thay đổi hơn. Còn đối với dạng tĩnh mạch nông bị viêm thì sẽ có thể nổi hơn lên trên da.
Sốt: Các trường hợp mắc viêm tĩnh mạch nhẹ thì ít gây ra triệu chứng toàn thân. Mà chỉ đến khi bệnh nghiêm trọng hơn mới dẫn đến nhiễm trùng thì người bệnh sẽ xuất hiện ra triệu chứng sốt, nóng, cơ thể mệt mỏi. Tùy thuộc vào đặc điểm cơn đau mà có thể phân biệt viêm tĩnh mạch nông và sâu. Thường thì thuộc dạng tĩnh mạch nông thì sẽ nằm ngay ở dưới da nên khi bị sưng viêm, ửng đỏ sẽ thấy rõ ràng hơn. Các cơn đau do viêm tĩnh mạch sâu sẽ gây ra mức độ đau nghiêm trọng hơn và có thể gây sưng cả khu vực cơ xương. Nhìn chung thì khi di chuyển thì người bệnh sẽ gây ra đau đớn và nặng nề hơn rất nhiều.
Xuất hiện các triệu chứng ở phổi: Do cục máu đông di chuyển đến phổi gây ra thuyên tắc, nhồi máu phổi như khó thở, tim đập nhanh, ho ra máu… Nếu nhận thấy các triệu chứng này thì cần được can thiệp sớm để tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Danh mục về các triệu chứng của bệnh viêm tĩnh mạch ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, do đó người bệnh cần chú ý sức khỏe nếu có các dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
Tùy thuộc vào thể mắc bệnh viêm tĩnh mạch mà sẽ gây ra mức độ nguy hiểm khác nhau. Trường hợp vị viêm tắc tĩnh mạch nông thì bệnh sẽ diễn biến và tự hồi phục sau một thời gian mà không cần điều trị. Nhưng song song với đó người bệnh cần loại bỏ yếu tố gây kích thích để hạn chế tình trạng tái phát trở lại.
Nhưng tình trạng bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu bệnh bị nhiễm trùng và nhiễm trùng lan tỏa. Khi nhiễm trùng lan rộng đến làn da sẽ gây ra các tổn thương da hoặc khi đi vào máu sẽ gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng.
Trường hợp người bệnh bị viêm tĩnh mạch sau sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh nhiều hơn và cần điều trị tích cực trong thời gian. Ngoài ra thì bệnh sẽ rất nguy hiểm khi tồn tại huyết khối và di chuyển theo mạch máu đi đến phổi. Nếu gây tắc nghẽn mạch máu phổi thì lúc này cơ quan sẽ không nhận được máu nuôi gây ra nhồi máu phổi và có thể dần dần dẫn đến hoại tử, trụy tuần hoàn, suy hô hấp…
Nếu bị viêm tĩnh mạch không được can thiệp loại bỏ huyết khối sớm thì người bệnh có thể bị tử vong. Do đó mà người bệnh cần được chẩn đoán và phẫu thuật thông tắc sớm hơn để không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh viêm tĩnh mạch
Mức độ nguy hiểm khác nhau và căn cứ vào kết quả của xét nghiệm máu, chụp MRI do đó mà cách điều trị của từng loại viêm tĩnh mạch sẽ khác nhau.
Người bệnh bị mắc viêm tĩnh mạch nông: Thì cần loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh để cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm. Khi mắc tình trạng nhiễm trùng thì người bệnh cần được dùng kháng sinh trong vài ngày.
Khi người bệnh mắc viêm tĩnh mạch sâu thì cần phải điều trị một cách kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên nếu nguyên nhân do huyết khối làm tắc tĩnh mạch thì sẽ cần chẩn đoán, điều trị và theo dõi một cách kỹ càng hơn. Người bệnh cần dùng thuốc kháng đông theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đối với các bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc kháng đông hay gặp phải các biến chứng do thuốc, các trường hợp này cần can thiệp đặt lưới lọc trên tĩnh mạch chủ nhằm ngăn chặn cục máu đông từ chi dưới di chuyển về phổi.
Trường hợp người bệnh mắc các biến chứng thuyên tắc phổi sẽ được chỉ định thuốc kháng đông lâu dài. Còn đối với các tình huống khẩn cấp, cấp cứu đe dọa đến tính mạng thì cần dùng thuốc tiêu sợi huyết nhằm làm tan cục máu đông hoặc thực hiện ngay tức khắc những thủ thuật can thiệp nội mạch để nhằm lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm tĩnh mạch, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.