Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Hiện nay căn cứ vào tình trạng và cấp độ mà viêm dạ dày được chia thành các cấp độ như:
- Viêm dạ dày cấp: Đây là dạng xuất hiện các cơn đau dữ dội và trong một thời gian ngắn.
- Viêm dạ dày mạn tính: Khi dạ dày bị axit dạ dày bị nhiễm trùng thì gây ra các tổn thương lan tỏa, chỉ khu trú ở một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều này sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, cụ thể như:
- Do vi sinh vật: Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm loét dạ dày và phát triển gây ra nhiều bệnh lý khác.
- Do thói quen ăn uống: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến dạ dày, đặc biệt là những đồ ăn thiếu lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, bỏ bữa… đều có thể gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày và kéo dài thời gian sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Do căng thẳng và stress: Trong xã hội hiện đại thì có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thì ngày càng gặp nhiều do thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, stress.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau… thì có thể gây ra chảy máu dạ dày, nguy hiểm và lâu dài có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra tình trạng viêm loét dạ dày mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chi tiết.
Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày
Có rất nhiều triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày mà dễ bị nhầm lẫn với những bệnh đường tiêu hóa khác nên cần chú ý khi có các dấu hiệu như:
- Dạ dày và vùng thượng vị bị đau: Đây là dấu hiệu viêm loét dạ dày sớm mà mọi người dễ dàng nhận biết được. Nhưng tùy thuộc vào mức độ khác nhau và các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc kể cả khi người bệnh đang ngủ.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn do chức năng dạ dày đã suy yếu, đặc biệt khi bị viêm loét dạ dày sẽ càng co bóp mạnh hơn nên bệnh nhân gặp triệu chứng này mạnh hơn.
- Mắc các rối loạn đường tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy… đều là những triệu chứng chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
- Mất ngủ và bị giảm cân đột ngột: Do đường tiêu hóa của người bệnh bị rối loạn nên sẽ làm ảnh hưởng đến sự cản trở của khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra thì người bệnh còn có các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ.
Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc tình trạng của bệnh viêm loét dạ dày thì hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Nếu mắc bệnh viêm loét dạ dày mà không được điều trị sớm thì có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Hẹp môn vị dạ dày: Biến chứng này sẽ xảy ra khá phổ biến ở những người bị viêm loét dạ dày. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng hẹp môn vị dạ dày như: đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập với tần suất kéo dài kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt.
Thủng dạ dày: Người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng như dao đâm vào bụng, không thể dịu bớt được cơn đau, chỉ cần thở mạnh cũng cảm thấy đau, đau ở vùng thượng vị sau đó lan dần sang khắp ổ bụng. Người bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm loét dạ dày thì cần đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu và phẫu thuật sớm ngay tức khắc.
Xuất huyết tiêu hóa: Đây là tình trạng ống tiêu hóa từ thực quản đến hậu môn bị chảy máu. Ngoài bị xuất huyết tiêu hóa thì vẫn có thể bị nôn ra máu và đi cầu ra máu màu đỏ hoặc thâm đen.
Ung thư dạ dày: Bị mắc viêm loét dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày và sẽ gây ra nguy hiểm. Loại ung thư này gặp khá phổ biến trong số các bệnh ung thu đường tiêu hóa.
Phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Hiện có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bên cạnh đó người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để từ đó giúp ích cho quá trình điều trị.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày như:
Điều trị thuốc Tây Y
Dùng các loại kháng sinh, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc tạo màng bọc, thuốc ức chế proton… để điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Điều trị thuốc Đông Y
Đây là nhóm thuốc được bào chế từ theo dược tự nhiên và mang đặc trưng lành tính. Qúa trình sử dụng thuốc sẽ có ít tác dụng phụ và có thể dùng trong thời gian dài, hạn chế khả năng bị tổn thương tuy nhiên tác dụng khác chậm.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp người bệnh điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả và đang mắc các biến chứng như xuất huyết, hẹp môn vị, mổ cấp cứu… thì sẽ được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật.
Chế độ dinh dưỡng
- Các loại thức ăn nên sử dụng
Ăn trứng, uống sữa nóng giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần và nên ăn từ 1 - 2 quả cho mỗi lần.
Thịt lợn nạc, cá nạc… đều là những thực phẩm có chứa nhiều đạm và chế biến theo dạng luộc, hấp, kho và hấp thu.
Các loại rau củ quả tươi như bắp cải, rau cải, củ cải để cung cấp nhiều vitamin cho hệ tiêu hóa giúp liền vết thương nhanh chóng.
Các loại thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc là nấu mềm.
Sử dụng những loại như bánh mì, cơm, cháo, khoai để dễ hấp thu và không làm cho diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chỉ nên dùng loại những loại dầu thực vật để chế biến và các loại hạt như hạt hướng dương, dầu vừng hoặc dầu đậu nành.
- Các loại thức ăn đồ uống không nên dùng
Không nên dùng các loại thịt đã chế biến sẵn như dăm bông, lạp sườn, xúc xích…
Tránh xa các loại thức ăn cứng, thịt nhiều gân, sụn hoặc rau có nhiều xơ, quả xanh.
Không sử dụng các gia vị, tiêu ớt, dấm tỏi, tiêu ớt hoặc những loại dưa cà muối, hành muối.
Không uống đồ có chất cồn hay các chất kích thích như chè, cà phê, đậm đặc, các đồ uống có gas.
Bỏ thuốc lá để không có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đồng thời còn tránh khỏi những nguy cơ mắc những vấn đề về phổi hoặc liên quan đến đường tiêu hóa.
Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.