Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu và cách phòng ngừa hiệu quả

Cập nhật: 11/10/2022 08:27 | Trần Thị Mai

Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và do cầu khuẩn màng não gây ra nên sẽ có tỷ lệ tử vong cao. Do đó bạn cần nắm chắc những thông tin về bệnh bằng cách theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây.  

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu là gì?

Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu do vi khuẩn Neisseria Meningitidis gây ra và đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Loại vi khuẩn này thường xuyên khu trú ở vùng mũi, họng và xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết. 

Các chủng vi khuẩn não mô cầu gây ra bệnh như A, B, C, X, Y, W135. Tại Việt Nam thì các chủng vi khuẩn A, C chủ yếu gây ra bệnh. Đặc biệt bệnh có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh do hít phải những giọt bắn ra từ đườnghô hấp của người bệnh trong phạm vi 1m.

Khả năng diễn biến của bệnh phát triển nhanh và nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nặng nề cho người bệnh như điếc, liệt, chậm phát triển, nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu còn có những thể bệnh khác như viêm màng ngoài tim, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm kết mạc mắt… 

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi có hệ miễn dịch yếu nên có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu cao hơn. Bên cạnh đó người tiếp xúc thường xuyên với người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân hoặc  di chuyển đến vùng dịch bệnh dễ bị mắc bệnh.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có các thắc mắc về bệnh thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn và có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Triệu chứng nhận biết tình trạng nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

Vì bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu có thể  lây lan qua đường hô hấp từ các chất tiết bắn ra từ đường hô hấp của người bệnh sang người khỏe mạnh. Nên người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường của cơ thể, cụ thể như:

  • Xuất huyết xảy ra sau khi sốt từ 1 - 2 ngày sau khi sốt. Những ngày đầu xuất hiện ban xuất huyết hoại tử có kích thước nhỏ từ 1 - 2mm với màu đỏ thẫm, tuy nhiên không nhô lên khỏi bề mặt da. Kèm theo các triệu chứng của bóng nước ở vùng hông, chi dưới hoặc lan ra toàn thân.
  • Có dấu hiệu khởi phát sốt đột ngột, tình trạng sốt cao trên 39 độ C.

Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau như:

  • Ở thể viêm màng não mô cầu: Các triệu chứng dễ nhận biết là đau đầu, rối loạn ý thức, co giật, thường xuyên nôn ói.
  • Ở thể nhiễm khuẩn tối cấp: Người bệnh có thể bị sốc đi kèm với những triệu chứng tụt huyết áp, có các rối loạn đông máu.

Ngoài ra sẽ còn có những triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị tổn thương. Nhưng triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu là do sốt và ban xuất huyết hoại tử. Chính vì vậy người bệnh không nên chủ quan mà ngay khi có những triệu chứng bất thường hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

benh-nhiem-khuan-huyet-nao-mo-cau
Người bệnh uống thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Khi tiến hành thăm khám lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất về bệnh như:

Thực hiện các xét nghiệm như công thức máu nhằm xác định số lượng của bạch cầu hoặc cần lấy dịch não tủy nếu người bệnh có nghi ngờ mắc viêm màng não.

Phương pháp điều trị bệnh

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện đúng theo phác đồ điều trị và phù hợp với mức độ bệnh.

Thực hiện điều trị kháng sinh theo đúng liệu trình điều trị: Nên dùng kháng sinh theo đường tĩnh mạch trong thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày. Liều lượng và loại kháng sinh sẽ còn phụ thuộc vào thể bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu.

Đối với trường hợp thể bệnh nặng và bệnh nhân có triệu chứng tụt huyết áp thì cần được điều trị tích cực nhanh chóng theo các phương pháp như truyền dịch, sử dụng thuốc nâng huyết áp, sử dụng các phương pháp để chống rối loạn đông máu trong cơ thể. Kèm theo đó cần điều trị những dấu hiệu như sốt nhằm cắt cơn co giật.

Song song với quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn họng khoảng 3 lần/ ngày. Đồng thời nên thực hiện tốt vệ sinh nơi ở cũng như nơi làm việc.

Phương pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu tốt nhất là cần chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tại những cơ sở y tế chuyên khoa. Đối tượng tiêm chủng chủ yếu là từ 2 - 5 tuổi, các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh như nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh, địa điểm tập trung đông người có khả năng gây ra dịch, thanh thiếu niên dưới 20 tuổi… Mặc dù vậy thì vắc xin sẽ không có hiệu quả 100% nên ngay cả khi đã được tiêm phòng thì mọi người cũng cần chú ý các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Trong trường hợp cần phòng ngừa lây bệnh thì  cần dùng kháng sinh dự phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại kháng sinh thường dùng trong dự phòng như:

Thuốc Ciprofloxacin 500mg: Sử dụng 1 liều duy nhất.

Thuốc Rifampicin: Đối với người lớn sử dụng 600mg/ ngày, trẻ em sẽ sử dụng với liều 20mg/kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Duy trì sử dụng trong khoảng 2 - 3 ngày. Tuy nhiên cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm khuẩn huyết não mô cầu được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.