Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh Bạch hầu: Nguyên nhân gây ra bệnh, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhật: 22/02/2022 07:58 | Trần Thị Mai

Bệnh bạch hầu là gì? Nó nguy hiểm như thế nào? Có dấu hiệu nào để nhận biết không? Dùng kỹ thuật chẩn thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị ra sao?.... Bạn đọc hãy cùng giải đáp đáp các thắc mắc về bệnh Bạch hầu bằng cách theo dõi bài viết dưới đây!  

Bệnh Bạch hầu: Nguyên nhân gây ra bệnh, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh Bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra và rất có thể lây lan nhanh chóng và bùng lên thành dịch trong thời gian ngắn. Căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính này thường có giả mạc ở tuyến hạnh nhân,hầu họng, mũi hoặc thanh quản và có thể xuất hiện trên bề mặt da, niêm mạc như kết kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu

Corynebacterium diphtheriae là vi khuẩn chính gây ra bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Bạch hầu có tên Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn Bạch hầu có 3 tuýp là Gravis, Intermedius và Mitis. Thông thường tuýp Mitis ít độc tính hơn và gây bệnh ít nghiêm trọng hơn

Bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi có dính vi khuẩn bạch hầu từ người mắc bệnh.

Ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện biểu hiện của bệnh nhưng vẫn có khả năng lây truyền cho người khỏe mạnh trong khoảng 6 tuần kể từ khi nhiễm bệnh.

Khi cơ thể đã nhiễm vi khuẩn thì sẽ bị các độc tố của vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra các lớp màng dày có màu xám, các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là mũi và họng, lưỡi, đường thở… Cũng có những trường hợp các độc tố tiết ra làm tổn thương những cơ quan khác trong cơ thể như tim, não, thận… Do đó nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy thận, viêm cơ tim, liệt.

Những trường hợp có nguy cơ dễ mắc bệnh bạch hầu hơn như:

  • Mắc các bệnh lý về rối loạn miễn dịch như AIDS.
  • Khi đi du lịch đến một đất nước mà không tiêm chủng vắc xin bạch hầu.
  • Thường xuyên sống ở môi trường không được vệ sinh sạch sẽ hoặc quá đông đúc, chật hẹp.
  • Người không được tiêm chủng đầy đủ, theo lịch của tiêm phòng mở rộng quốc gia.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Các triệu chứng để nhận biết bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong khoảng 2 – 5 ngày sau khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng của mỗi người sẽ không giống nhau do đó người bệnh cần hết sức lưu ý các dấu hiệu khác thường của cơ thể để nhận biết bệnh sớm.

Bệnh có thể phát triển ở bất cứ vị trí niêm mạc nào trên cơ thể. Căn cứ theo vị trí có thể phân thành nhiều loại:

- Bạch hầu mắt;

- Bạch hầu thanh quản.

- Bạch hầu hô hấp: mũi, họng, thanh quản/khí phế quản;

- Biến chứng toàn thân: Tim mạch và thần kinh.

- Bạch hầu da;

- Bạch hầu sinh dục;

Triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu là hình thành các mảng màu xám dày ở họng và amidan. Bên cạnh đó có các triệu chứng khác như:

  • Sưng các tuyến ở cổ.
  • Tâm trạng luôn lo lắng, sợ hãi.
  • Tiếng ho to.
  • Viêm họng, sưng họng.
  • Da đổi màu xanh tái.
  • Hay có dấu hiệu chảy nước dãi.

 

Do đó để đảm bảo sức khỏe và phát hiện sớm bệnh thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám định kỳ hoặc ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường thì nên đi khám chuyên khoa nhằm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

benh-bach-hau
Bệnh bạch hầu có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Bạch hầu

Khi vi khuẩn phát độc tố quá mạnh hoặc người bệnh chưa phát hiện ra bệnh sớm và điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Độc tố của vi khuẩn chính là khởi nguồn cho các biến chứng và thường có sự tương quan, tổn thương lan tỏa.

Có nhiều biến chứng từ bệnh nhưng các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu như:

Viêm cơ tim 

Khi mắc biến chứng này người bệnh sẽ có các triệu chứng như tức ngực, mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhịp tim hoặc nguy hiểm hơn có thể bị ngất đột ngột.

Các trường hợp nặng của biến chứng này sẽ rất khó để điều trị hoặc cần phải dùng đến sự can thiệp của máy thở. Biến chứng có thể xảy ra vào giai đoạn toàn phát hoặc sau khi khỏi bệnh vài tuần và thường có tiên lượng xấu với tỷ lệ tử vong khá cao.

Viêm dây thần kinh 

Trong trường hợp vi khuẩn lưu trú ở các dây thần kinh thì sẽ có triệu chứng liệt màn khẩu cai, liệt các dây thần kinh mãn nhãn, chi liệt cơ hoành... Liệt cơ hoành cơ thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Với biến chứng này, bệnh nhân tử vong thường do các biến chứng khác gây ra, nếu không thì vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn.

Các kỹ thuật trong chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh bạch hầu

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh bạch hầu

Một số các kỹ thuật thường được bác sĩ dùng chỉ định trong chẩn đoán bệnh bạch hầu như:

Xét nghiệm nhuộm soi: là xét nghiệm bước đầu để sàng lọc bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Từ đó có định hướng sơ bộ về vi khuẩn để chọn phương pháp tiếp theo nhằm định danh vi khuẩn gây bệnh.

Xét nghiệm vi khuẩn bạch hầu real-time PCR: Phát hiện chính xác chủng vi khuẩn gây bệnh (phát hiện gene sinh độc tố). 

Kỹ thuật nuôi cấy tìm vi khuẩn bạch hầu: Do thời gian nuôi cấy lâu nên kỹ thuật này thường được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ. Thông thường phải sau khoảng 5 ngày mới có kết quả. 

benh-bach-hau
Vắc xin là phương pháp giúp phòng tránh bệnh Bạch hầu tốt nhất

Điều trị bệnh bạch hầu

Trong quá trình điều trị bệnh Bạch hầu thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 loại giải độc tố đặc hiệu nhằm chống lại độc tố của vi khuẩn và kết hợp cùng với thuốc kháng sinh. Tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh nặng thì cần điều trị bằng các cách mở đường thở, hỗ trợ hô hấp hoặc đặt máy tạo nhịp cho tim...

  • Liều dùng thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bạch hầu như:

Dùng tiêm penicillin G cho trẻ em với liều 25.000 - 50.000 đơn vị/kg/ngày. Với người lớn dùng liều 1,2 triệu đơn vị 2 lần/ ngày. 

Khi các bệnh nhân bị dị ứng với penicillin thì dùng erythromycin để thay thế với liều 40-50 mg/kg/ngày. Duy trì điều trị liên tiếp trong 7 ngày. Liều lượng tối đa không vượt quá 2g/ ngày.  

  • Liều dùng dự phòng cho người mang vi khuẩn:

Dùng tiêm penicillin G cho trẻ em với liều 600.000 đơn vị với trẻ em dưới 6 tuổi. Với trẻ em trên 6 tuổi dùng liều 40 mg/kg/ngày. Người lớn dùng liều 1g/ ngày. Duy trì điều trị trong khoảng 7 - 10 ngày liên tục. 

Hy vọng những thông tin ở trên về bệnh Bạch hầu được các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều các thông tin về sức khỏe khác, tuy nhiên những chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có thắc mắc.