Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu bệnh huyết áp cao và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Cập nhật: 09/02/2022 03:04 | Trần Thị Mai

Hiện nay tình trạng huyết áp cao diễn ra khá phổ biến và ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Vậy cao huyết áp là gì? Cao huyết áp sẽ gây ra biến chứng nào?... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.  

Tìm hiểu bệnh huyết áp cao và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp khi tăng cao sẽ gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trong như tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim…

Ở những người bình thường huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Đối với người tiền huyết áp thì chỉ số tâm thu từ 120 – 139 mmHg và tâm trương từ 80 – 89mmHg.

Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85 mmHg.

Bệnh nhân cũng có thể được coi là bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp là 135/85 hoặc cao hơn trong vòng 1 tuần. Các trường hợp cao huyết áp khi một trong hai chỉ số huyết áp tâm thu hoặc tâm trương đạt ngưỡng lớn hơn mức trên trong một số tuần.

Một số loại huyết áp cao chủ yếu như:

  • Cao huyết áp vô căn: ở loại huyết áp này không có nguyên nhân gây ra bệnh chính xác và chiếm đa phần các trường hợp.
  • Tăng huyết áp thứ phát: tình trạng tăng huyết áp này có liên quan đến các bệnh lý như động mạch, bệnh van tim hoặc một số bệnh nội tiết.
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: khi huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai: loại này cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai. 

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao

Hầu hết huyết áp cao ở người trưởng thành sẽ không xác định được căn nguyên, chỉ có 10% các trường hợp mắc bệnh do các yếu tố như:

  • Người càng lớn tuổi sẽ càng có nguy cơ cao mắc huyết áp tăng.
  • Đàn ông dưới 45 tuổi sẽ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, mặc dù vậy phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh sẽ có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn những đàn ông cùng độ tuổi này.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có người mắc tăng huyết áp thì thành viên trong gia đình dễ khả năng mắc tăng  huyết áp.
  • Người lười vận động và không có thói quen tập thể dục.
  • Sử dụng nhiều bia rượu.
  • Có tiền sử mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch.
  • Chế độ ăn thường xuyên ăn mặn và gây tăng huyết áp bởi muối sẽ làm tăng hấp thu nước vào máu.
  • Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, kháng viêm Non – steroid, hoặc bị nhiễm độc thai nghén.

Sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

 

huyet-ap-cao
Nhức đầu, chóng mặt trong chốc lát, mặt đỏ, ra mồ hôi... là những triệu chứng nhận biết tình trạng huyết áp cao

Triệu chứng huyết áp cao

Huyết áp cao có thể không nhận ra bất cứ triệu chứng nào. Chỉ đến khi bệnh huyết áp ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng tăng huyết áp.

Có thể nhận thấy tình trạng tăng huyết áp khi nhận thấy một số triệu chứng như:

  • Chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Đau đầu, ù tai.
  • Chảy máu mũi.
  • Thở nhanh, gấp.
  • Đau ngực, khó thở.
  • Thị lực bị ảnh hưởng.
  • Mặt đỏ.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đi tiểu ra máu.

Các triệu chứng nhận biết của huyết áp cao sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác, do đó để đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất, phát hiện sớm bệnh và điều trị thì người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa được thăm khám chính xác.

Các biến chứng của bệnh huyết áp cao?

Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm gây tàn phế hoặc tử vong.

Một số các biến chứng của cao huyết áp có thể gặp phải như:

  • Đau tim, đột quỵ: khi bị tăng huyết áp của xơ cứng và dày thành mạch xơ vữa động mạch khiến cho cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
  • Biến chứng não: động mạch bị thu hẹp quá mức dẫn đến lưu thông não khiến cho đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
  • Chứng phình động mạch: khi huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra sẽ hình thành chứng phình động mạch, nếu mạch máu bị vỡ gây đe dọa đến tính mạng.
  • Suy tim: khi cần chống lại áp lực cao ở thành mạch và tim sẽ dẫn đến nhiều hoạt động nhiều hơn làm phì đại thất trái. Lúc cơ tim dày lên làm khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này dẫn đến suy tim.
  • Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi THA.
  • Xuất huyết võng mạc.

Chẩn đoán và điều trị huyết áp cao

Khi nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng của bệnh huyết áp cao thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như:

Xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, X-quang ngực, CT scan…

huyet-ap-cao

Kiểm tra chỉ số huyết áp là cách giúp theo dõi sự bất thường của huyết áp

Phương pháp điều trị cao huyết áp

Đối tượng bị cao huyết áp cấp cứu, người bệnh cần điều trị tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt. Trên thực tế thì hiện nay khi bị huyết áp cao thường sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh dưới đây như:

- Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Việc xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt mức huyết áp.
  • Bên cạnh đó người bệnh cần dành nhiều thời gian cho việc thư giãn, nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức…
  • Kiên trì việc tập thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, yoga… với thời gian tù 30 – 60 phút/ ngày.

- Duy trì cân nặng phù hợp

Tốt nhất nên giữ chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 22,9. Nếu người bệnh đang trong trạng thái béo phì thì cần giảm cân để đạt được mức lý tưởng.

- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung thường xuyên nhóm thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, rau xanh, quả chín. Ăn nhiều các quả chín dạng múi, bên cạnh đó cần ăn loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu…

Tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, nước chấm mặn... không uống các đồ nước ngọt có ga, bia, rượu, nội tạng động vật.

- Sử dụng thuốc trong điều trị

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc. Dùng thuốc thường xuyên để ổn định huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Trường hợp người mắc bệnh ở giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số các trường hợp như:

  • Thuốc giãn mạch.
  • Thuốc lợi tiểu. 
  • Thuốc ức chế Beta.
  • Thuốc ức chế hấp thụ canxi.
  • Các chất ức chế men chuyển ACE.

Cách phòng ngừa huyết áp cao

Tình trạng huyết áp cao có thể được duy trì ở mức ổn định là 120/80mmHg và phòng ngừa các triệu chứng tăng huyết áp nhờ vào việc xây dựng lối sống lành mạnh, cụ thể bao gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:  Không nên ăn mặn và duy trì dưới 5g muối/ ngày, bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn, sử dụng nhiều rau quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no để hạn chế tình trạng mỡ máu có thể xảy ra.
  • Nên duy trì cân nặng ở mức ổn định không quá béo hoặc quá gầy, nam nên có vòng bụng dưới 90cm và nữ giới là dưới 80cm. Trong trường hợp quá mức cân nặng cho phép thì nên thực hiện biện pháp giảm cân.
  • Tránh xa rượu, bia, không uống các chất kích thích, đồ ngọt quá nhiều.
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Những thông tin được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh huyết áp cao ở trên chắc hẳn đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức hữu ích về bệnh lý. Nếu bạn đọc có thắc  mắc hãy liên hệ trực tiếp cho bác sĩ để được giải đáp và hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để được cập nhật những bài viết bổ ích khác về sức khỏe.