Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những mẹo đơn giản để hết bị cảm lạnh ngay tại nhà

Cập nhật: 13/06/2019 14:00 | Nhâm PT

Cảm lạnh là bệnh nhiễm virus ở mũi và họng thường gặp chủ yếu ảnh hưởng ở mũi, bệnh không quá nguy hiểm nhưng khiến cho nhiều người đã phải "than trời" vì khó chịu và chữa mãi không khỏi. Áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây, bạn có thể khỏi bệnh cảm lạnh nhanh chóng mà không cần phải dùng đến thuốc.

Những mẹo đơn giản để hết bị cảm lạnh ngay tại nhà

 

Cảm lạnh những tưởng đơn giản mà đôi khi lại khiến nhiều người khổ sở vì triệu chứng gây ra.

Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh là bệnh nhiễm virus ở đường hô hấp trên gây ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, xoang và thanh quản, bệnh cảm lạnh có thể do nhiều loại virus gây ra.

Cảm lạnh gồm các triệu chứng như:

  • Viêm họng, đau họng

  • Ho

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

  • Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ

  • Hắt hơi

  • Sốt nhẹ

  • Đau đầu

  • Người bệnh cảm thấy mỏi mệt, đau cơ.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người tùy vào sức đề kháng, mỗi người trung bình sẽ bị cảm lạnh từ 3 đến 4 đợt mỗi năm. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm lạnh xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi cơ thể nhiễm virus cảm lạnh. Do giống nhau ở một số triệu chứng nên cảm lạnh giống với cảm cúm nên dễ nhầm lẫn với cảm cúm, tuy nhiên đây là hai loại bệnh khác nhau về cả nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu để phân biệt bệnh cảm cúm với cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh đều là hai bệnh thường gặp với các triệu chứng tương đối tương tự nhau như sốt, đau mũi, đau họng, sổ mũi cấp, viêm hô hấp trên. Tuy nhiên, diễn biến của cảm cúm khó lường hơn cảm lạnh thậm chí dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi hoặc có thể tử vong đặc biệt là phụ nữ mang thai, người già suy giảm miễn dịch. Cho nên khi bị cúm cần theo dõi để có biện pháp xử trí.

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người dễ bị cảm lạnh, cảm cúm

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người dễ bị cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh

Với bệnh cảm lạnh người bệnh sẽ thường bị tác động đầu tiên là họng, viêm họng, triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, viêm họng, viêm xoang, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh.Người bệnh thường sẽ thấy cơ thể mệt mỏi trong khoảng 3-4 ngày và khỏi hoàn toàn trong 7 đến 10 ngày.

Nguyên nhân bệnh cảm lạnh là do nhiều loại chủng virus gây nên. Trong đó, chủng virus hay gặp nhất là các rhinovirus. Bị cảm lạnh thân nhiệt của bạn thường sẽ không tăng nhiều như cảm cúm.

Khi bị cảm lạnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh, người bệnh chỉ cần sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, chăm sóc vệ sinh mũi họng, dùng thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng thì bệnh sẽ nhanh chóng tự khỏi.  

Cảm cúm

Với người bị cảm cúm bắt đầu với triệu chứng sốt cao đột ngột từ 38-39 độ C, đau đầu, đau nhức cơ thể, viêm họng, ho khan, sổ mũi, mệt mỏi toàn thân. Khi bị cảm cúm bạn không hắt hơi nhiều như cảm lạnh, triệu chứng của bệnh cảm cúm thường dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng, trong khi đó thì cảm lạnh tiến triển chậm hơn.

Cảm cúm sẽ khiến người bệnh bị mệt mỏi trong thời gian dài và đau nhức toàn thân

Cảm cúm sẽ khiến người bệnh bị mệt mỏi trong thời gian dài và đau nhức toàn thân

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm do virus cúm gây nên hoặc do bị người khác lây qua đường hô hấp, hít phải không khí có chứa virus cúm. Chủng virus cúm có độc tính cao nên sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản và những bất thường cho sản phụ, thai nhi. Bệnh cúm lây lan rất nhanh gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ em có thể gây bệnh từ nhẹ hoặc sẽ lây lan nhanh thành đại dịch nếu không có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu.

Bí quyết chữa trị nhanh chóng cho cảm lạnh thông thường

Ăn uống đủ chất

Người bị cảm lạnh nên ăn uống đủ chất, cân bằng bao gồm nhiều rau xanh, trái cây và nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin C, cân đối các nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi

Khi bạn bị cảm lạnh, sẽ kèm theo một loạt các triệu chứng khiến cho cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Lúc này bạn không nên gắng sức làm khi cơ thể đang nhiễm bệnh vì sẽ khiến bệnh tái phát cao và lâu khỏi hơn. Thời gian này bạn nên tạm gác công việc và dành thời gian nghỉ ngơi, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện giấc ngủ để giảm bớt căng thẳng.

Khi nằm xuống nghỉ ngơi bạn nên kê cao gối hơn để hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, bớt được chứng ngạt mũi.

Làm dịu cổ họng

Người bị cảm lạnh nên dùng kẹo ngậm để làm dịu cổ họng, súc miệng nước muối ấm để ngăn ngừa cảm lạnh nghiêm trọng hơn, làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.

Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ, ngày hai lần, kiên trì súc miệng 2-4 /ngày. Đây là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời vì trong muối có tính sát khuẩn và sát trùng cao.

Làm sạch mũi thường xuyên

Theo bác sĩ Nguyễn Cường, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, cảm lạnh khiến bạn luôn sụt sịt mũi rất khó chịu, tuy nhiên việc làm sạch mũi thường xuyên khi cảm lạnh có thể dẫn đến màng nhầy trong mũi bị kích ứng và có khả năng dễ gây viêm xoang hơn. Xì mũi mạnh cũng không tốt vì có thể gây kích ứng và làm hỏng niêm mạc mũi, xoang mũi.

Cách hiệu quả hơn cả là bạn nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy và dễ thở hơn. Bạn nên đặt một cánh tay lên cánh mũi và ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi, thở mạnh hỉ mũi ra cho mũi bớt nghẹt.

Hỉ mũi đúng cách là một trong các cách điều trị cảm lạnh hiệu quả

Hỉ mũi đúng cách là một trong các cách điều trị cảm lạnh hiệu quả

Uống nhiều nước nóng

Uống nước nóng là cách mang đến nhiều tác dụng hiệu quả với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, dịu cơn đau họng và giảm ho. Khi uống nên thêm vài lát gừng hoặc mật ong chanh để giúp tiêu diệt cảm lạnh.

Dùng tinh dầu

Bị bệnh cảm lạnh nên thoa một chút tinh dầu tràm, bạc hà hay long não vào vùng dưới mũi, lòng bàn chân, thái dương sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi.

Khi bị cảm lạnh bạn nên hạn chế ra ngoài đường nhiều, nếu phải đi cần đeo khẩu trang và mặc quần áo kín tránh bị gió lùa.

Mỗi năm chúng ta có thể bị cảm lạnh ít nhất vài lần nên nếu bị rơi vào trường hợp này bạn có thể áp dụng những bí quyết điều trị cảm lạnh trên đây để tự chăm sóc bản thân và chủ động đối phó với bệnh nhé!. Tuy nhiên trong trường hợp cảm thấy bị cảm lạnh nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.