Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có cách nào để khắc phục tình trạng chuột rút nhanh chóng?

Cập nhật: 24/09/2020 16:59 | Trần Thị Mai

Nguyên nhân bị chuột rút là gì? Dấu hiệu nhận biết người bị chuột rút? Có phương pháp nào để điều trị?... Bạn đọc cùng theo dõi bài biết dưới đây để được giải đáp các thắc mắc ở trên nhé!  

Có cách nào để khắc phục tình trạng chuột rút nhanh chóng?

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ thường diễn ra đột ngột và kéo dài trong khoảng vài phút. Chân, đùi hoặc bàn chân sẽ là vùng bị chuột rút phổ biến hơn các bộ phận khác của cơ thể. 

Thường vào ban đêm khi đang ngủ, hoặc sau khi vận động và sử dụng cơ bắp trong một khoảng thời gian dài và liên tục sẽ xảy ra chuột rút. Mọi lứa tuổi đều có thể bị chuột rút, tuy nhiên phổ biến hơn ở người trẻ tuổi và trên 60 tuổi.  

1. Nguyên nhân bị chuột rút

Mặc dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra chuột rút nhưng cũng có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chuột rút như:

Khi vận động quá sức

Sau khi vận động quá sức cơ bắp bị mỏi hoặc đã bị chấn thương làm hao hụt đi lượng đường ở gan mà chưa kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.

Khi vận động trong thời gian dài, cơ thể đã mất đi một lượng nước do toát mồ hôi không  chỉ gây mất nước, mất muối và còn dẫn đến chuột rút.

Thiếu magie, kali, canxi

Thường sẽ thấy ở phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, trẻ trong độ tuổi trưởng thành không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến mất cân bằng chất điện giải, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút.

Đặc biệt với phụ nữ mang thai sẽ có tỉ lệ bị chuột rút cao hơn vì khi này cơ thể tích nước làm chất điện giải bị mất cân bằng và cũng một phần do sức nặng thai nhi làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở chân.

Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cần một lượng lớn hàm lượng canxi để cho thai nhi phát triển toàn diện hơn. Trường hợp không được bổ sung đủ canxi cần thiết thì sẽ làm hạ canxi trong máu và gây ra tình trạng chuột rút.

Hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch có sự lão hóa

Thường nguyên nhân gây chuột rút này sẽ diễn ra ở người lớn tuổi khi ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài với một tư thế cố định không thay đổi sẽ gây ra chuột rút.

Tâm trạng lo lắng, căng thẳng

Tâm trạng thay đổi, khi lo lắng sẽ khiến chi hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, huyết áp tăng cao, nhịp tim tăng nhanh… tất cả các yếu tố đó đều khiến xảy ra tình trạng chuột rút.

Do tiền sử bệnh lý

Những người mắc các bệnh như tiểu đường, thiếu máu, tuyến giáp, thận đang cần điều trị lọc máu, mắc rối loạn tuần hoàn, giãn tĩnh mạch chi dưới…. đều có khả năng cao mắc chứng chuột rút bất cứ lúc nào.

Dấu hiệu bị chuột rút

Khi bạn đang thấy cơ bị co cứng thành một cục ở khối cơ bắp nào đó thì chính là đang bị chuột rút.

Bạn sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn và gặp khó khăn trong việc cử động, di chuyển trong vài phút cho đến khi hết bị chuột rút.

Bị chuột rút thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng co rút. Tuy nhiên nếu chuột rút kèm theo các triệu chứng khác như ăn nhiều không kiểm soát, da nhợt nhạt, xanh xao, đi tiểu nhiều lần…. thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

chuot-rut
Mẹ bầu là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng chuột rút

2. Khắc phục tình trạng bị chuột rút như thế nào?

Thực hiện xử trí ngay khi bị chuột rút sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau, cụ thể như:

  • Sử dụng băng ép nóng hoặc lạnh trực tiếp lên cùng cơ đang bị chuột rút để giúp giảm đau. Hoặc thay thế bằng việc sử dụng khăn nóng hoặc chườm đá lạnh.
  • Kéo dãn vùng cơ bị chuột rút để nhanh chóng giảm các cơn đau. Trong trường hợp nếu bắp chân của bạn đang có dấu hiệu bị chuột rút thì hãy nhanh chóng dùng tay kéo bàn chân của bạn lên cao để nhằm mục đích kéo dãn được bắp chân. Hoặc có thể ngồi trên mặt sàn bằng phẳng và duỗi thẳng chân bị chuột rút ra.
  • Khi bị chuột rút ở các nhóm cơ sau đùi thì bạn nên cố gắng kéo đầu ngón chân về phía đầu và vẫn phải giữ nguyên tư thế thẳng. Còn khi bị nhóm cơ trước đùi thì cần cố gắng gập gối kéo bàn chân về phía mông. Vịn một tay vào ghế hoặc vị trí cố định nào đó để ổn định được cơ thể.
  • Trong trường hợp đã sử dụng nhiều biện pháp mà chuột rút chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải sử dụng đến thuốc để thực hiện mục đích kéo giãn nhẹ vùng cơ bị đau.
  • Hãy tắm nước nóng sau khi qua cơn đau chuột rút để các bắp thịt được thư giãn thư giãn các bắp thịt.
  • Cố gắng hạn chế tới mức tối đa các nguyên nhân dẫn đến chuột rút sẽ cải thiện triệu chứng và làm nhanh chóng dịu đi các cơ chuột rút.

Tốt nhất bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định liệu trình điều trị phù hợp với người bệnh.

3. Có cách nào để ngăn ngừa tình trạng chuột rút?

Một số cách nào để ngăn ngừa tình trạng chuột rút diễn ra như:

  • Luôn luôn bổ sung đủ lượng nước, điện giải như nước dừa, nước chanh đường muối, nước oresol... đặc biệt sau quá trình luyện tập thể dục thể thao, lao động để bù lại lượng nước cơ thể đã mất.  
  • Trước khi vận động cần thực hiện động tác khởi động để cơ bắp được thư giãn và hạn chế tới mức tối đa trường hợp bị chuột rút ở bắp chân. 
  • Khi có ý định ngồi xuống hãy co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt để ở phía dưới bắp chân máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và không bị chuột rút.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ  các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, các chất gây  nghiện.
  • Ðiều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ về các bệnh lý có nguy cơ cao gây ra tình trạng chuột rút.

Những thông tin hữu ích về chuột rút được các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong ngành Cao đẳng Điều Dưỡng của nhà trường chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu người bệnh có bất cứ lo lắng hay băn khoăn gì hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chính xác, kịp thời.