Nguyên nhân gây ra hẹp thực quản
Hẹp thực quản là tình trạng thực quản bị tổn thương gây ra chít ép lòng thực quản điều này gây ra cản trở đến sự lưu thông và vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Lâu dần sẽ người bệnh sẽ khó để nuốt thức ăn dẫn đến ăn uống kém, kéo dài trong suốt thời gian dẫn đến suy dinh dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hẹp thực quản trong đó cụ thể như:
- Do viêm trào ngược dạ dày - thực quản: đây là nguyên nhân gây hẹp thực quản thường gặp nhất. Các acid từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm thực quản. Khi bị tái phát sẽ gây ra tổn thương và không thể phục hồi, gây ra các mô sẹo trong lòng thực quản.
- Do bẩm sinh: Quá trình phát triển của thai kỳ không bình thường nên dẫn đến tắc nghẽn. Đây cũng là yếu tố chính gây ra mô sẹo hẹp bên trong lòng thực quản bẩm sinh.
- Các bệnh lý ác tính như ung thư thực quản, khối u ác tính bên ngoài thực quản… gây ra bệnh hẹp thực quản.
- Sẽ còn có những nguyên nhân khác như do hình thành các mô sẹo thực quản, đang tiến hành xạ trị ở ngực và cổ, nuốt phải chất hóa học có tính ăn mòn, chấn thương thực quản do nội soi…
Ngoài ra sẽ còn những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp thực quản mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng hẹp thực quản
Khi bị hẹp thực quản sẽ làm cho quá trình vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống đến dạ dày bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng cảnh báo tình trạng hẹp thực quản như:
- Trong quá trình ăn uống luôn có cảm giác khó chịu và mắc nghẹn khi nuốt thức ăn.
- Khi nuốt thức ăn dạng đặc sẽ có cảm giác nghẹt thở, khó thở.
- Thường xuyên có triệu chứng bị thở dốc.
- Thượng vị có cảm giác đau tức.
- Trọng lượng cơ thể bị giảm sút không rõ nguyên nhân.
- Luôn cảm thấy vướng sau xương ức và kéo dài thời gian để thức ăn có thời gian đi qua chỗ nghẽn ở phía thực quản.
- Ở trẻ em bị hẹp thanh quản sẽ có triệu chứng bị chảy nước bọt, nước mũi trong mũi và miệng, sau khi khóc bị khó thở, da xanh xao, khóc không ra tiếng.
Hầu hết các trường hợp bị hẹp thực quản sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nếu kéo dài tình trạng ăn uống kém sẽ gây suy nhược cơ thể và tác động xấu đến sức khỏe, lâu dần bệnh hẹp thực quản còn gây ảnh hưởng đến tinh thần như luôn thấy lo âu, buồn phiền, căng thẳng và có nguy cơ bị bệnh trầm cảm.
Không điều trị bệnh hẹp thực quản sẽ gây ra biến chứng Barrett thực quản, tình trạng này gây ra các bất thường về cấu trúc, hình thái. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau tức ở vùng ngực, kèm theo đi ngoài phân đen và nôn ra máu. Đây chính là giai đoạn tiền ung thư thực quản và có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và gây ra hậu quả nguy hiểm. Bệnh hẹp thực quản cũng có nguy cơ mắc tình trạng tràn dịch phổi, bệnh viêm phổi.
Tuy nhiên tùy từng trường hợp người bệnh mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau do đó người bệnh cần theo dõi sức khỏe đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm.
Các phương pháp điều trị hẹp thực quản
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh hẹp thực quản và phổ biến nhất như:
Nong thực quản
Nong thực quản là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi mắc bệnh hẹp thực quản nhằm ngăn chặn diễn biến của bệnh nghiêm trọng hơn và cải thiện được việc ăn uống dễ dàng hơn.
Trong quá trình thực hiện nong thực quản người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và cần phải thực hiện nhiều lần như vậy mới có thể hạn chế khả năng tái phát bệnh.
Đặt Stent thực quản
Đặt Stent là phương pháp dùng bóng để nong rộng hơn thực quản và tiếp đến đặt stent vào đoạn bị hẹp. Khi đặt stent được đặt cố định sẽ giúp chống đỡ vào thành thực quản để từ đó giữ cho thực quản không bị hẹp.
Sử dụng thuốc trong điều trị
Đối với những trường hợp bị hẹp thanh quản mức độ nặng thì sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như:
Thuốc ức chế nhằm giảm đi sự bài tiết acid ở dạ dày.
Nhóm thuốc kháng acid để giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Nhóm thuốc điều hòa co thắt ống tiêu hóa.
Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả cao sau khi điều trị.
Điều trị theo phương pháp phẫu thuật
Khi những phương pháp trên không đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh hẹp thực quản thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Sau khi phẫu thuật bệnh vẫn có thể tái phát nên người bệnh cần sử dụng song song thuốc kiểm soát GERD để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Phương pháp phòng ngừa bệnh hẹp thực quản
Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát, các biện pháp như:
Nên nằm đúng tư thế và chú ý nâng cao đầu hơn so với giường để ngăn ngừa tình trạng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
Giữ cân nặng ở mức ổn định vì thừa cân là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Do đó hãy lên kế hoạch giảm cân hợp lý.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn đủ chất, cung cấp đủ nước hàng ngày. Nên ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn no hay để bụng quá đói mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để không gây áp lực lên dạ dày thực quản.
Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích, bỏ thuốc lá… để không gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Duy trì việc tập thể dục, thể thao giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng thúc đẩy quá trình nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh hẹp thực quản, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhữn g thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.