Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm?

Cập nhật: 04/06/2021 12:01 | Trần Thị Mai

Ung thư vú giai đoạn cuối là quãng thời gian khó khăn nhất đối với người bệnh, lúc này các tế bào ung thư đã di căn đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Vậy Ung thư giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh.  

Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm?

Ung thư vú giai đoạn cuối là gì?

Ung thư vú thường sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên đến giai đoạn thứ 4 là giai đoạn cuối cùng, lúc này ung thư đã lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu và đến nhiều cơ quan khác như hạch bạch huyết, não, gan, phổi, xương.  Chính vì vậy mà ung thư vú này còn được gọi là ung thư vú di căn.

Trong trường hợp ung thư vú  di căn thì việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh là điều không thể, tuy nhiên sẽ sử dụng các biện pháp điều trị để duy trì sự sống và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Các triệu chứng nhận biết ung thư vú giai đoạn cuối

Khi đã đến giai đoạn này các khối u tuyến vú thường phát triển  rất nhanh. Lúc này hình dáng bên ngoài của khối u ung thư lúc này rất đa dạng và hoạt động của khối u sẽ dần dần được hạn chế và cố định ở một vị trí nhất định.

Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhức, phía bên mép vú của người bệnh cũng trở nên to hơn những người bình thường.

Hình dạng nhũ hoa cũng bị biến đổi, hai bên mép của cặp nhũ hoa sẽ không được đối xứng như trước. Có trường hợp nhũ hoa nhô cao lên quá mức bình thường nhưng cũng có những trường hợp bị lõm sâu xuống hoặc thụt hẳn vào bên trong. Nghiêm trọng hơn có trường hợp xuất hiện tình trạng viêm, nhũ hoa bị loét, gây ra cảm giác rất khó chịu.

Vì ung thư vú giai đoạn cuối đã di căn đến nhiều vị trí trên cơ thể nên một vài triệu chứng khác nhận biết bệnh như:

  • Ung thư vú di căn đến phổi: xuất hiện cảm giác muốn ho kèm theo khó thở. Rất khó để phát hiện tình trạng này và thường chỉ được phát hiện khi người bệnh chẩn đoán bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính.
  • Ung thư vú di căn đến xương: các vị trí bị tế bào ung thư tấn công như: xương cẳng tay, cẳng chân, xương sọ, xương hông, xương chậu, xương cột sống, xương sườn... sẽ cảm thấy đau ở phía trong xương. Kèm theo đó là cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, trọng lượng cơ thể giảm một cách nhanh chóng mà không xác định được nguyên nhân.
  • Ung thư vú di căn đến gan: thường trong thời gian đầu các tế bào di căn đến gan sẽ rất khó để phát hiện, tuy nhiênđến khi diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn hoặc đi xét nghiệm máu mới phát hiện ra. Các triệu chứng ban đầu rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác như: chán ăn, ăn không ngon miệng, sốt cao, trọng lượng cơ thể giảm đi.
  • Ung thư vú di căn đến não: các triệu chứng bao gồm: thị lực bị ảnh hưởng, đau đầu, chóng mặt. Thường chỉ phát hiện tế bào ung thư vú di căn đến não khi chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI.

Ung thư vú là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể xảy đến với bất cứ ai. Do đó để tầm soát ung thư vú và phát hiện sớm bệnh thì mọi người cần chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người, theo các giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì tỷ lệ sống của mỗi người bệnh sẽ không giống nhau và phụ thuốc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, khả năng đáp ứng điều trị, mức độ di căn của ung thư vú. Bao gồm:

  • Độ tuổi: Tuyến nội tiết tố nữ estrogen và progesterol sẽ gây ra ảnh hưởng đến tình trạng ung thư vú. Khi độ tuổi ít thì cơ thể sản sinh ta càng nhiều hormone điều này khiến giảm đi khả năng điều trị thành công. Còn đối với những trường hợp phụ nữ mãn kinh cơ thể sản sinh ra ít hormone nên khả năng điều trị sẽ dễ dàng hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Thể trạng sức khỏe sẽ là một yếu tố quan trọng để duy trì sự sống đối với những người mắc ung thư vú giai đoạn cuối. Trong giai đoạn mắc bệnh nếu không được chăm sóc, nghỉ ngơi đúng cách, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sức khỏe sẽ bị suy kiệt, khó để tiếp tục điều trị. Điều này sẽ làm giảm đi thời gian sống.
  • Yếu tố tâm lý: quá trình điều trị ung thư vú sẽ cần sử dụng liệu pháp điều trị bằng Hormone nên dẫn đến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi theo. Trường hợp người bệnh thích nghi tốt với các thay đổi này thì khả năng khỏi bệnh sẽ rất cao. Còn các trường hợp bị phác đồ điều trị hormone làm ảnh hưởng đến tâm lý, mắc trầm cảm, tinh thần khó ổn định thì khả năng điều trị bệnh sẽ rất khó.
  • Mức độ di căn: vùng di căn sẽ là một yếu tố để giải đáp cho thắc mắc “Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm?”. Khi tế bào ung thư di căn đến các vị trí như phổi, hạch lympho... thì bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên có những trường hợp người bệnh vị di căn vào não thì sẽ rất khó để điều trị.

Ở trên các các yếu tố sẽ quyết định đến việc người bệnh mắc ung thư vú giai đoạn cuối sẽ sống được bao nhiêu năm?. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi thọ của người mắc ung thư vú giai đoạn cuối có thể được kéo dài thêm 5 – 10 năm nếu được điều trị đúng cách.

ung-thu-vu-giai-doan-cuoi-song-duoc-bao-nhieu-nam
Có những phương pháp nào điều trị ung thư vú giai đoạn cuối?

Các phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn cuối

Mục đích của phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn cuối là nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, kéo dài thời gian sống. Một số các phương pháp được điều trị phổ biến hiện nay cho người bệnh mắc ung thư vú giai đoạn cuối như:

Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời làm chậm quá trình phát triển của chúng.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị để đạt hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn... là một số tác dụng phụ mà người bệnh sẽ gặp phải trong quá trình hóa trị. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng này để được xử lý kịp thời.

Xạ trị

Phương pháp này sẽ sử dụng tia X-quang hoặc các dạng khác của bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư và không ngăn cho nó phát triển.

Thường những trường hợp tế bào ung thư đã lan rộng hoặc nắm được chính xác vị trí của bệnh thì được chỉ định dùng xạ trị.

Phẫu thuật

Khi xác định được khối u ung thư đã lan sang phổi, hạch bạch huyết thì sẽ được chỉ định cắt bỏ, phẫu thuật.

Với phương pháp này, người bệnh sẽ mất đi tuyến vú. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý cho bệnh nhân. 

Bên cạnh những phương pháp điều trị ở trên thì để kéo dài thời gian sống người bệnh cần chú ý loại bỏ những cảm xúc không tốt, tiêu cực, thay đổi chế độ sinh hoạt, dành thời gian nhiều cho nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất để giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh vượt qua bệnh tật.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao nhiêu năm? Tuy nhiên những chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.