Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều cần làm khi bị dị ứng thực phẩm

Cập nhật: 23/02/2022 08:33 | Trần Thị Mai

Có rất nhiều biểu hiện để nhận biết tình trạng dị ứng thực phẩm nhưng đa phần các triệu chứng sẽ gây khó chịu đến cơ thể hoặc nghiêm trọng hơn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về cách xử lý và phòng ngừa dị ứng thực phẩm.  

Những điều cần làm khi bị dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Dù là một lượng nhỏ thức ăn dị ứng cũng có thể dẫn đến các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, phát ban, xảy ra sưng đường hô hấp hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Tình trạng dị ứng với thành phần protein trong thức ăn có thể là cấp tính (xảy ra một cách đột ngột) hoặc mạn tính (xảy ra trong một thời gian dài). 

Nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm là do hệ miễn dịch phản ứng không đúng với thức ăn hoặc chất nào đó trong thực phẩm.

Hệ miễn dịch nhầm lẫn thực phẩm là chất độc hại và sẽ tạo ra các kháng thể immunoglobulin E để chống lại.

Ở những lần tiếp theo nếu bạn tiếp tục ăn thực phẩm đó ngay cả khi với một lượng nhỏ thì kháng thể immunoglobulin E sẽ cảm nhận được nguy cơ và kích thích hệ miễn dịch giải phóng hóa chất  để chống lại. Các hóa chất này sẽ gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây dị ứng với thức ăn như:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm. Một vài các thực phẩm dễ gây ra dị ứng như: hải sản, các loại hạt, sữa, trứng…
  • Độ tuổi: so với người lớn thì trẻ em sẽ có nguy cơ dễ bị dị ứng thức ăn, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Do lúc này hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa hoàn thiện và sẽ dễ bị phản ứng với các yếu tố lạ trong thực phẩm.
  • Di truyền: có các trường hợp bị dị ứng thức ăn là di truyền nên để con cái có nguy cơ cao bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó nếu bố mẹ chúng cũng dị ứng.

Ngoài ra các yếu tố về môi trường như nguồn nước,  không khí…. Cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tình trạng dị ứng thực phẩm. Hoặc còn nhiều các yếu tố, nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng này. Nếu người bệnh thắc mắc hãy hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết tình trạng dị ứng thực phẩm

Tùy thuộc vào mức độ dị ứng thực phẩm mà sẽ xảy ra các phản ứng khác nhau. Đa phần các triệu chứng để nhận biết dị ứng thực phẩm sẽ gây khó chịu cho người bệnh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tìm hiểu một số các triệu chứng thường gặp của dị ứng thực phẩm như:

  • Bề mặt da nổi mề đay, ngứa hoặc xảy ra phát ban ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Thở khó, gấp và kèm theo nghẹt mũi.
  • Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa kèm theo đau bụng, tiêu chảy.
  • Nhiều bộ phận trên cơ thể xảy ra phù nề, đặc biệt ở vị trí mặt mũi, lưỡi, cổ họng..
  • Miệng, lưỡi, cổ họng ngứa ngáy.
  • Da nhợt nhạt, tím tái và có các biểu hiện chóng mặt, ngất xỉu, đổ mồ hôi.
  • Tụt huyết áp.

Hầu hết các triệu chứng dị ứng thực phẩm sẽ diễn ra sau khoảng 2 giờ sau khi ăn các thực phẩm gây dị ứng. Ngay khi nhận thấy có các triệu chứng dị ứng thì ngay lập tức cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý phù hợp, đặc biệt khi bị sốc phản vệ thì cần được cấp cứu sớm để hạn chế tình trạng tử vong.

di-ung-thuc-pham
Có rất nhiều loại thực phẩm gây ra dị ứng thực phẩm

Cách xử lý khi bị dị ứng thực phẩm

Tùy vào từng trường hợp nặng, nhẹ khác nhau mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như:

Trong trường hợp bị dị ứng mức độ nhẹ thì ngay lập tức cần ngừng ăn các thực phẩm gây dị ứng và sử dụng thuốc kháng histamin để giảm bớt các phản ứng dị ứng, cải thiện triệu chứng nổi mề đay, ngứa, phù nề…

Trường hợp nghiêm trọng có thể dùng các loại thuốc để điều trị khi bị dị ứng thực phẩm như:

- Nhóm thuốc kháng Histamin như chlopheniramin, alimemazin, cyclizine, meclizine, terfenadin, astemizol…. Nhóm thuốc này sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên chống chỉ định dùng với trẻ em dưới 2 tuổi. Sử dụng thuốc đúng theo liều lượng, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra như hiện tượng xoắn đỉnh, buồn ngủ...

- Nhóm thuốc giãn phế quản như salmeterol, salbutamol dạng hít có tác dụng làm giảm tình trạng co thắt phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở.

- Nhóm thuốc corticoid như dạng hít: beclomethasone, fluticason dạng xịt: mometason, budesonide có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, giảm các cơn co thắt ở phế quản.

- Thuốc Epiephrine nhằm hạn chế tới mức tối đa các cơn suy tim mạch cấp và đồng thời nâng cao huyết áp cho các trường hợp bị suy hô hấp, hạ huyết áp... 

Phòng ngừa dị ứng thực phẩm

Nếu thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm thì bạn sẽ kiểm soát tốt tình trạng dị ứng thực phẩm. Cụ thể như:

- Trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào cũng cần đọc kỹ nhãn dán sản phẩm để biết rằng sử dụng các thành phần không dị ứng với cơ thể. Một số các loại thực phẩm phổ biến nhất dễ gây dị ứng như đậu phộng, trứng, sữa, hạt cây, cá, đậu nành...

- Rửa tay cẩn thận và làm sạch các khu vực cơ thể đã tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng giúp ngăn chặn dị ứng thông qua các việc tiếp xúc, chăm sóc người bệnh.

- Nấu chín kỹ các loại thực phẩm trước khi ăn, đặc biệt là rau quả. Vì khi được nấu chín thường không gây ra triệu chứng phản ứng chéo dị ứng miệng.

- Duy trì tập thể dục thể thao trước khi ăn khoảng 1 giờ để hạn chế đến mức tối đa tình trạng dị ứng thực phẩm kết hợp tập thể thao.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết rõ hơn các triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm. Do đó để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể gây ra thì khi có biểu hiện khác thường, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.