Bệnh u sụn màng hoạt dịch là gì?
Trong một ổ khớp khi các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt và tiến triển cuống, trở thành các u. Từ đó các u sẽ xơ cứng và gọi là u sụn. Tiếp đến có một số sụn nhỏ rơi vào ổ khớp hình thành các dị vật khớp, gây giảm đi các vận động của khớp, hạn chế vận động, viêm màng hoạt dịch gây tràn khớp dịch.
Bệnh u sụn màng hoạt dịch sẽ được phân chia thành hai loại, bao gồm:
- U sụn màng hoạt dịch nguyên phát: Trường hợp xảy ra ở một khớp.
- U sụn màng hoạt dịch thứ phát: Trường hợp bệnh xảy ra ở những người lớn tuổi và đã từng có những khớp bị ảnh hưởng từ trước.
Một số các nguyên nhân gây ra bệnh u sụn màng hoạt dịch như:
Loại u sụn màng hoạt dịch nguyên phát thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, tuy nhiên rất khó để xác nhận được nguyên nhân gây ra bệnh.
Loại u sụn màng hoạt dịch thứ phát xảy ra hầu hết ở người có tiền sử mắc bệnh lý về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp do lao hoặc đã từng bị vỡ sụn...
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh u sụn màng hoạt dịch như:
- Độ tuổi trong khoảng từ 30 – 40 tuổi.
- Nam giới thường có khả năng mắc bệnh cao hơn nữa giới.
- Người bệnh có tiền sử chấn thương về khớp.
- Mắc các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp do lao.
Ngoài ra sẽ còn có nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
Các triệu chứng bệnh u sụn màng hoạt dịch
Tùy thuộc vào giai đoạn và vị trí mắc bệnh mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Một số các triệu chứng của bệnh u sụn màng hoạt dịch như:
- Cảm thấy đau khớp và mức độ thì tăng dần, có những trường hợp đau vì rơi vào ổ khớp gây đau khớp cấp tính.
- Người bệnh sẽ cảm thấy có vật đó chèn, kẹt trong khớp.
- Khả năng vận động khớp bị suy giảm và theo thời gian sẽ có dấu hiệu kẹt khớp sau đó tăng lên nếu không được điều trị kịp thời.
- Xuất hiện khối u hoặc cục quanh khớp có thể cứng hoặc di động có thể nhìn hoặc sờ thấy.
- Khớp bị sưng đỏ.
Sẽ có những trường hợp mắc u sụn màng hoạt dịch với kích thước nhỏ, nằm im trong bao khớp, hốc khớp và rất khó để phát hiện ra các triệu chứng.
Có thể thấy rằng hầu hết bệnh u sụn màng hoạt dịch phát triển ở dạng lành tính. Nhưng sẽ có trường hợp khối u to và không được điều trị nhanh chóng thì bệnh có thể chuyển sang giai đoạn ác tính. Lúc này thì cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch và thay đổi toàn bộ khớp.
Bệnh u sụn màng hoạt dịch cũng có thể làm phá hủy sụn khớp và gây thoái hóa khớp thứ phát.
Thông tin về các triệu chứng của bệnh u sụn màng hoạt dịch ở trên chưa được liệt kê đầy đủ. Do đó ngay khi có biểu hiện bất thường thì nên đến cơ sở chuyên khoa thăm khám để được điều trị đúng cách và hạn chế tối đa biến chứng do bệnh gây ra.
>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm thông tin Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM?
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Một số các kỹ thuật được chỉ định sử dụng trong chẩn đoán bệnh u sụn màng hoạt dịch như:
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và xét nghiệm hóa sinh.
- Thực hiện kỹ thuật X-quang: Kỹ thuật này sẽ có cho thấy hình ảnh dày bao khớp và màng hoạt dịch, các nốt canxi hóa trong... từ đó đưa ra kết quả có bình thường không.
- Chụp cắt lớp vi tính: cho kỹ thuật viên thấy được hình ảnh tràn dịch khớp.
- Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh của cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh dày bao khớp và dày màng hoạt dịch.
- Nội soi khớp: đây là một trong những kỹ thuật cho kết quả chẩn đoán xác định và kết hợp với việc điều trị u sụn màng hoạt dịch.
- Sinh thiết màng hoạt dịch.
Phương pháp điều trị u sụn màng hoạt dịch
Căn cứ với kết quả chẩn đoán bệnh thì sẽ được bác sĩ chỉ bệnh điều trị để nhanh chóng giảm đau, cải thiện được chức năng vận động và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Các phương pháp điều trị u sụn màng hoạt dịch được sử dụng phổ biến như:
Điều trị nội khoa
- Sử dụng các loại thuốc tây để điều trị bệnh: Thuốc chống viêm không steroid, Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm, Thuốc ức chế Interleukin 1. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để không gây ra các tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị nội soi khớp
- Khi người bệnh có các dấu hiệu viêm màng hoạt dịch và u sụn với kích thước nhỏ dưới 2cm.
- Điều trị nội soi khớp sẽ có tác dụng loại bỏ được màng hoạt dịch và có thể lấy được vật thể lạ ra khỏi ổ khớp.
Vật lý trị liệu
Trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc hoặc sau khi điều trị ngoại khoa thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng phương pháp vật lý trị liệu.
Các bài tập vật lý trị liệu nên được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện đúng cách nhằm cải thiện được phạm vi hoạt động của khớp và hạn chế tối da nguy cơ tái phát u sụn, co cứng khớp.
Điều trị ngoại khoa
- Trường hợp người mắc bệnh u sụn màng hoạt dịch được phát hiện trong giai đoạn 2 – 2, đồng thời các tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc nhanh chóng với kích thước lớn sẽ được chỉ định phẫu thuật hở cắt bỏ phần màng hoạt dịch tổn thương và u sụn.
- Sau khi phẫu thuật người bệnh cần được nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để nhanh chóng hồi phục. Sẽ có những trường hợp tái phát bệnh sau khi phẫu thuật do đó cần tiến hành kiểm tra sự tiến triển của tình trạng bệnh.
Tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có triệu chứng bị đau hoặc có biểu hiện bất thường ở các khớp để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuy nhiên những thông tin về bệnh u sụn màng hoạt dịch ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.