Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp nào hiệu quả?

Cập nhật: 01/06/2021 12:40 | Trần Thị Mai

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh phức tạp và gây ra các ảnh hưởng đến sinh hoạt ngày thường của người bệnh. Có cách nào để nhận biết bệnh thoái hóa khớp sớm để từ đó có phương pháp điều trị sớm, kịp thời. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về bệnh.  

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp nào hiệu quả?

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo những phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

Căn bệnh này thường diễn ra âm thầm sẽ có rất ít người phát hiện kịp thời. Thường chỉ đến khi bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh thì mới phát hiện được.

Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do tuổi tác lớn khiến cho các khớp bị lão hóa, đặc biệt là những người có tiền sử lao động chân tay, mang vác nhiều, đứng lâu, trọng lượng cơ thể tăng quá mức.

Bên cạnh đó thoái hóa khớp gối cũng có thể gây ra do các yếu tố khác như:

  • Thoái hóa khớp vì xuất hiện những chấn thương khớp như vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày nứt, vỡ xương bánh chè…
  • Người bệnh mắc các bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
  • Có tiền sử chấn thương xương đùi, xương chậu.

Ngày càng có nhiều người mắc tình trạng thoái hóa khớp và xu hướng ngày càng gia tăng ở những người trẻ do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, thụ động, ít vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Ngoài ra còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh thoái hóa khớp gối khác mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh nếu có thắc mắc hãy hỏi ý kiến bác sĩ được giải đáp chi tiết hơn.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thoái hóa khớp gối

Thực ra khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối vẫn xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên mọi người thường chủ quan và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị bệnh sớm.

Một số các dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm bao gồm:

  • Mỗi buổi sáng có hiện tượng cứng khớp: sau đêm dài không vận động các khớp xương dễ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó gối sẽ bị cứng và khó vận động ngay lập tức và cần phải dùng tay massage nhẹ nhàng.
  • Có tiếng động bất thường tại khớp khi vận động: nhận thấy có tiếng kêu lục cục ở khớp và đôi khi người ngoài cũng có thể nghe thấy. Triệu chứng sụn khớp bị mài mỏng, dịch nhờ hoặc dây chằng lỏng lẻo.
  • Chân bị cong: chân của bạn bị cong theo hình chữ X hoặc như hình chữ 0 thì đây là cảnh báo tình trạng bệnh đã bước vào giai đoạn khá nặng.
  • Đau mỏi vùng gối kèm theo triệu chứng tê bì tay chân: ngay cả khi bạn không vận động vất vả nhiều cũng vẫn gây ra tê bì chân, đau mỏi khớp gối. Dấu hiệu này người bệnh sẽ dễ bỏ qua do tưởng là tê bì tay chân do tưởng là giữ mãi ở một vị trí bình thường.
  • Càng về sau theo thời gian diễn biến càng nghiêm trọng hơn với triệu chứng khớp gối bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khối.

Khi phát hiện các dấu hiệu thoái hóa khớp gối sớm bạn nên chủ động đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp kịp thời.

thoai-hoa-khop-goi
Có những dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng thoái hóa khớp?

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp

Nếu mắc bệnh thoái hóa khớp gối mà không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Khả năng vận động bị suy giảm và đi lại gặp khó khăn.
  • Chi dưới bị cong, có thể bị vẹo vào trong hoặc ra ngoài dẫn đến biến dạng khớp gối.
  • Khớp bị cứng, teo cơ.
  • Vôi hóa sụn khớp.
  • Tàn phế hoặc bị bại liệt.

Các ảnh hưởng khác đến đời sống của người bệnh như:

  • Giảm năng suất làm việc: do thoái hóa khớp gây đau nhức và dẫn đến cản trở khả năng vận đồng, giảm đi sự tập trung làm việc.
  • Giấc ngủ thường ngày bị rối loạn: khi gối đau nhức hoặc sưng tấy sẽ rất khó để ngủ ngon. Khi bị mất ngủ liên tục khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và nặng nề.
  • Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng. Do khớp gối bị đau và cứng nên người bệnh ít vận động, tập thể dục điều này khiến cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng.
  • Các bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối sẽ là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác như gout, tim mạch, tiểu đường,… làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
thoai-hoa-khop-goi
Phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa khớp

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể các phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối:

Điều trị không cần dùng thuốc

Thường những người mắc bệnh ở giai đoạn sớm thì thì sẽ dùng phương pháp khắc phục các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ sung các nhóm thực phẩm như: các loại thịt heo, thịt gia cầm, các loại cá nước lạnh, trái cây hay các chất béo lành mạnh… để giúp kháng viêm, bổ sung năng lượng canxi dồi dào tốt cho hệ xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, độ dẻo dai cho các khớp.

Đây cũng là một trong những bước cơ bản để hạn chế tình trạng phát triển của bệnh thoái hóa khớp tuy nhiên để khắc phục bệnh thì cần có biện pháp chuyên sâu hơn.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Mặc dù vậy thì cần áp dụng những bài vật lý trị liệu ở giai đoạn sớm.

Theo các giảng viên khoa Phục hồi chức năng của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ một số các kỹ thuật vật lý trị liệu được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp như: chườm nóng, luyện tập cơ khớp, chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp co – gập, vận động khớp bằng cách đi bộ, đi xe đạp, bước lên cầu thang...

Tuy nhiên để thực hiện có hiệu  quả từ phương pháp này thì người bệnh cần có sự theo dõi của các kỹ thuật viên, người có năng lực chuyên môn để thực hiện đúng phương pháp tránh trường hợp gây ra tổn thương, biến dạng khớp nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc tây

Có nhiều loại thuốc dùng qua đường uống, một số khác dùng bôi, dán tại chỗ vào vị trí đau hoặc được bác sĩ tiêm trực tiếp vào ổ khớp nhằm giúp khắc phục thoái hóa khớp, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ để sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại nhà thuốc.

Liệu pháp tế bào gốc

Đây là phương pháp giúp cải thiện thoái hóa khớp gối được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tế bào gốc giúp hoạt hóa, đồng thời hỗ trợ các tế bào khác hoạt động.

Tế bào gốc sẽ được nuôi cấy từ mô mỡ tự thân của người bệnh hoặc được sản xuất hàng loạt dưới dạng thuốc tế bào gốc và sau đó được tiêm vào khớp gối.

Phương pháp  này được đánh giá là an toàn hơn so với việc thay khớp gối nhưng tùy thuộc vào cơ địa người bệnh mà sẽ có những trường hợp không đáp ứng với tế bào gốc được tiêm vào, sinh ra phản ứng.

Phẫu thuật

Nếu cơn đau của người bệnh kéo dài hoặc tái phát theo thời gian, việc sử dụng các phương pháp ở trên không đem lại hiệu quả giảm đau cho khớp gối thì sẽ được chỉ định dùng phương pháp thay khớp gối nhân tạo.

Thay khớp gối (hoặc tạo hình khớp gối) có thể được gọi chính xác hơn là “tái tạo bề mặt” khớp gối vì thật sự chỉ có bề mặt của xương được thay thế.

Phương pháp phẫu thuật này sẽ có rất nhiều hạn chế về sức khỏe sau phẫu thuật. Do đó người bệnh cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.

Các bài viết của giảng viên khoa Dược ở trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.