Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Triệu chứng đau dây thần kinh chẩm và các kỹ thuật chẩn đoán bệnh chính xác

Cập nhật: 13/12/2022 16:24 | Trần Thị Mai

Đau dây thần kinh chẩm là một tình trạng rối loạn đau đầu hiếm gặp. Có rất nhiều bạn đọc vẫn chưa nắm rõ các thông tin về bệnh như nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng nhận biết, kỹ thuật chẩn đoán và các biện pháp điều trị… Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp các thông tin về bệnh đau dây thần kinh chẩm.  

Triệu chứng đau dây thần kinh chẩm và các kỹ thuật chẩn đoán bệnh chính xác

Đau dây thần kinh chẩm là tình trạng dây thần kinh chẩm bị viêm hoặc bị thương gây ra các triệu chứng khiến cho người bệnh thấy đau ở phía sau đầu hoặc nền sọ.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là một hội chứng đau đầu có hoặc không có nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh có liên quan đến một bệnh nền như u, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết.

Ngoài ra có một số nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh chẩm như:

  • Mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ.
  • Viêm xương khớp của cột sống cổ cao.
  • Các dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ bị chấn thương.
  • Khi các rễ cổ 2 hoặc cổ 3, dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ bị chèn ép do thay đổi hóa cột sống cổ.
  • Khối u gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh cổ 2 và cổ 3.
  • Có tiền sử mắc bệnh Gout.
  • Người bị đái tháo đường.
  • Thường xuyên có các triệu chứng nhiễm trùng.
  • Viêm mạch máu.
  • Trong một số trường hợp, có thể do chấn thương, căng cơ cổ mãn tính, viêm đốt sống cổ. 

Bệnh đau dây thần kinh chẩm không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh chẩm mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh nếu có thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin.

Triệu chứng nhận biết đau dây thần kinh chẩm

Mức độ đau khi bị đau dây thần kinh chẩm sẽ từ bình thường đến dữ dội hoặc có thể xuất hiện các cơn đau đột ngột, cũng có trường hợp đau liên tục.

Một số các triệu chứng để nhận biết được tình trạng đau dây thần kinh chẩm như:

  • Có cảm giác đau nhức, đau nhói từ nền hộp sọ và mức độ đau có thể lan dần sang phía sau hoặc dọc theo phần bên đầu.
  • Da đầu của người bệnh rất nhạy cảm, có khi chỉ với các động tác nhỏ như chải tóc cũng làm gia tăng cơn đau.
  • Một hoặc cả 2 bên đầu đều có thể bị đau.
  • Sau mắt cũng có cảm giác bị đau.
  • Khi bạn cử động cổ bị đau.

Mỗi người sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, ngoài ra thì những dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh chẩm dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đau nửa đầu. Do đó ngay khi có các triệu chứng đau đầu người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chính xác hơn.

dau-day-than-kinh-cham
Có rất nhiều các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bệnh đau dây thần kinh chẩm 

Kỹ thuật chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm

Để đưa ra chẩn đoán chính xác và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp thì bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng mà bạn đang mắc phải để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán phù hợp với tình trạng.

Một số các kỹ thuật thường dùng trong chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm như:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể cho thấy bằng chứng chèn ép tủy sống từ xương, đĩa đệm hoặc máu tụ…
  • Chụp CT scan (CT hay CAT scan): Có thể cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống, thành phần và các cấu trúc xung quanh của ống sống.

Cách điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm

Mục tiêu hướng đến khi điều trị đau dây thần kinh chẩm là để giảm đau. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của người bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Các phương pháp được dùng phổ biến trong điều trị đau dây  thần kinh chẩm như:

Dùng thuốc trong điều trị

Sử dụng các loại thuốc giảm đau để cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh.

Đối với các trường hợp bệnh nặng thì lên dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các thuốc chống co giật như Carbamazepine và Gabapentin cũng có thể giúp giảm triệu chứng.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách dùng thuốc thích hợp. Tốt nhất người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa để đạt kết quả cao sau khi điều trị.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật như:

  • Kích thích dây thần kinh chẩm: Nhờ đến sự can thiệp của máy móc gây kích thích thần kinh đưa xung điện đến dây thần kinh chẩm. Khi này các xung điện giúp chặn các tín hiệu đau đến não.
  • Điều trị phẫu thuật giải đè ép vi mạch (Microvascular Decompression – MVD): Phương pháp điều trị này giúp cho dây thần kinh được phục hồi và không gây đau nữa. Cách thực hiện là xác định mạch máu có thể gây chèn ép các dây thần kinh và tác chúng ta khỏi điểm bị chèn ép.

Trong số đó, phẫu thuật giải ép lên dây thần kinh chẩm và phẫu thuật loại bỏ hạch thần kinh bằng sóng vô tuyến là hai phương pháp thường được áp dụng nhiều nhất.

Các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ ngoài các phương pháp ở trên người bệnh có thể tự giảm đau bằng cách chườm ấm, nghỉ ngơi hay dùng vật lý trị liệu, như xoa bóp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị chính xác nhất.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết rõ hơn các triệu chứng khi bị đau dây thần kinh chẩm. Do đó để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể gây ra thì khi có biểu hiện khác thường, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.