Bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn (đau thần kinh liên sườn tiên phát) là một trong những bệnh rất hay gặp ở những người trưởng thành. Bệnh được hình thành do việc sau khi tác khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu sẽ tạo thành mạch bó – thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Chính điều này đã khiến các bệnh lý về tủy sống, cột sống, xương sườn, thành ngực đều bị ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh liên sườn.
Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ đau liên tục cả ngày lẫn đêm và càng đau hơn khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động. Bên cạnh đó, bạn có thể thấy cơ thể có các dấu hiệu như: Sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân,…Bệnh thường hay tái phát ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn như sau:
- Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh đau dây thần kinh liên sườn là tiên phát do lạnh hoặc do vận động sai tư thế, quá tầm.
- Do các bệnh khác đưa đến hoặc do hậu qảu của bệnh khác hay còn được gọi là đau dây thần kinh thứ phát.
- Bệnh đễ dẫn đến bệnh đau thần kinh liên sường là bệnh thoái hóa cột sống lưng D1-D12.
- Do bệnh lao cột sống hoặc ung thư cột sống.
- Do một số bệnh tủy sống như u rễ thần kinh, u ngoài tủy, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút (hay gặp nhất là bệnh zona thần kinh do vi rút herpes zoster.
- Bệnh đa rễ thần kinh, sức đề kháng yếu, rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường.
- Dùng thuốc kháng viêm corticoide kéo dài hoặc do nhiễm độc kim loại (chì).
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh phổ biến trong đời sống
Những triệu chứng của bệnh
- Chỉ đau một bên, đau từ trước ngực lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh cột sống, sẽ càng đau nếu ấn hoặc sờ vào.
- Khi bị nhiễm khuẩn gây các bệnh cúm, lao, thấp khớp, bệnh bên trong như phổi, màng phổi, tim, gan hoặc bị tổn thương ở đốt sống lưng ở bệnh ung thư nguyên phát, di căn, thoái hóa, u tủy,…
- Đau từ ngoại vi vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, cảm giác đau sẽ tăng khi ho, hắt hơi, thay đổi tư thế.
- Đau do zona liên sường do virus tấn công vào dây thần kinh với biểu hiện ban đầu là đau sau đó có những biểu hiện khác như phát ban đỏ, mọc mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn, cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức.
- Xuất hiện những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.
Phương pháp điều trị bệnh đau dây thẩn kinh liên sườn
Những kỹ thuật y tế được dùng để chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh liên sươn:
- Chụp X-quang để đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân dây bệnh.
- Chụp cộng hưởng: chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm cơ bản bao gồm những công việc: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: ure, creatinin, AST, ALT.
Phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn:
- Sử dụng thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, diclofenac;
- Sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabpentin;
- Sử dụng các loại thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm. 2 loại thuốc này chỉ dùng cho trường hợp bệnh nhân đau nhiều và có cảm giác co rút vùng xương sườn tổn thương. Chú ý những bệnh nhân vị bệnh nhược cơ thì không nên dùng thuốc này.
- Các loại vitamin nhóm B: B1, B6, B12 có vai trò quan trọn trong chuyển hóa tế bào nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự uống thuốc.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị, chỉ định bế cột sống.
Những thói quen sinh hoạt phù hợp cho người bị mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn:
- Không được làm việc quá sức, mang vác vật nặng, làm việc sai tư thế làm ảnh hưởng tới cột sống;
- Tránh những nơi có gió lùa, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh;
- Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh thì phải có đồ bảo hộ;
- Tiêm phòn lao cho trẻ để hạn chế khi lớn không bị mắc bệnh lao. Đây là một trong những bệnh có nguy cơ cao gây đau dây thần kinh liên sườn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những thói quen tốt để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
- Hãy thực hiện tăng cường sức khỏe, sức đề kháng bằng cách tập thể dục thể thao, đủ dưỡng chất,…
- Tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau dây thần kinh liên sườn đã được Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp. Tất cả các thông tin chỉ mang tính tham khảo vì vậy để xác định chính xác bệnh thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám khi có bất kỳ 1 trong những dấu hiệu nào của bệnh.