Chốc lở có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như mũi, miệng, bàn tay, bàn chân… gây đau và xuất hiện những vết loét trên da. Có những trường hợp sẽ là bọng nước và khi vỡ thì chất lỏng chảy ra hình thành lớp vỏ màu vàng, nâu.
Nguyên nhân gây ra chốc lở
- Nguyên nhân chính để gây ra bệnh chốc lở là do vi khuẩn. Đôi khi có thể là do bạn bị nhiễm vi khuẩn từ người bệnh khi tiếp xúc với các vết loét, chất lỏng từ mụn nước của người mắc bệnh. Vi khuẩn chủ yếu gây ra chốc lở là do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.
- Bên cạnh đó thì các vấn đề về da mà trước đó bạn đã mắc phải như chàm, côn trùng cắn, nhiễm độc cây thường xuân, vết bỏng… khi này các vi khuẩn khó nhìn bằng mắt thường sẽ rất dễ đi vào cơ thể thông qua các vi tổn thương.
- Trẻ em cũng có nguy cơ dễ bị mắc bệnh chốc lở sau khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng, điều này khiến cho da dưới mũi bị thô. Cũng có nhiều trường hợp da khỏe mạnh nhưng vẫn bị mắc bệnh chốc lở.
- Ngoài các nguyên nhân chính ở trên thì cũng có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở như:
- Độ tuổi: thường trẻ em từ 2 – 5 tuổi sẽ là khoảng độ tuổi có nguy cơ mắc chốc lở dễ dàng nhất.
- Môi trường sống: Khi sống ở những nơi như khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém sẽ dễ gây ra bệnh và lây lan từ người này sang người khác.
- Thời tiết: những nơi ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn chốc lở phát triển. Đặc biệt vào mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh chốc lở.
- Bề mặt da có nhiều vị trí bị tổn thương khiến cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Để tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở thì người bệnh hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về da liễu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở
Một số các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh chốc lở có thể quan sát thấy bằng mắt thường như:
- Xuất hiện những vết loét đỏ và các mụn nước ở quanh mũi, miệng, hoặc những khu vực da khác. Trong trường hợp mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
- Có cảm giác đau, ngứa và nhức ở vị trí bị chốc lở.
- Có các trường hợp nặng thì vết lở loét sẽ sâu hơn.
- Ở vị trí nhiễm trùng có thể bị sưng hạch bạch huyết.
Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh chốc lở có thể gây ra một số biến chứng như:
- Gặp các vấn đề về thận: có một số loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở có thể gây ra ảnh hưởng đến thận.
- Sẹo: đối với các vết loét sâu thì có thể để lại sẹo.
- Viêm mô tế bào: các vết chốc lở bị nhiễm trùng sẽ gây ảnh hưởng đến các mô bên dưới da và sau đó lan đến máu và các hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm mô tế bào có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Ngay khi có xuất hiện một trong các triệu chứng ở trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh chốc lở
Thông thường sẽ sử dụng mắt thường để quan sát trực tiếp các vết loét xuất hiện trên bề mặt da mà không cần phải làm thêm các xét nghiệm khác.
Đối với trường hợp đã dùng thuốc kháng sinh mà tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì lúc này bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng cách lấy mẫu dịch và để cuối cùng chỉ định dùng loại kháng sinh cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao sau quá trình điều trị.
Phương pháp điều trị chốc lở
Bệnh chốc lở thường được chỉ định điều trị bằng thuốc mỡ có chứa kháng sinh hoặc kem với cách sử dụng bôi trực tiếp lên vết thương bị loét.
Các loại Dung dịch sát khuẩn
- Povidone iodine
- Chlorhexidine
- Castellani
- Hydrogen Peroxide
- Milian
- Việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn cần được cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng. Đặc biệt các loại dung dịch sát khuẩn sẽ không an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Thuốc giảm ngứa
Để giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra cho người bệnh thì nên sử dụng một số các loại thuốc như: loratadin, clorpheniramin, diphenhydramin… Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm ngứa chứ không thể điều trị tận gốc chốc lở.
Thuốc kháng sinh
- Difloxacin
- Clindamycin
- Amoxicillin/ clavulanic
- Cephalexin
Dù sử dụng loại thuốc nào thì người bệnh nên dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý tăng giảm liều khi chưa được phép.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng là một cách giúp ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh chốc lở. Do đó bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh như:
- Luôn luôn giữ da sạch sẽ, đặc biệt nhận thấy các vết xước hoặc côn trùng cắn thì cần rửa lại với nước sạch hoặc vết thương quá sâu thì cần dùng dung dịch sát khuẩn.
- Thường xuyên giặt quần áo, khăn trải giường của người bệnh và những người trong gia đình không được sử dụng chung.
- Khi bôi thuốc mỡ cho người bệnh cần đeo găng tay và sau đó rửa kỹ lại.
- Người bệnh tránh gãi làm trầy xước da.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc các thảo dược chưa được kiểm định để hạn chế tới mức tối đa dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Bài viết với tất cả các thông tin liên quan đến bệnh chốc lở ở trên được chia sẻ bởi thầy cô khoa Dược trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn. Tuy nhiên chỉ có tính chất tham khảo và không thể thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa về da liễu.