Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Dó đó nếu tổn thương tại cầu thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống thậm chí tử vong.
Hiện nay viêm cầu thận được chia thành 2 thể khác nhau là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính, cụ thể như:
- Viêm cầu thận cấp: xuất hiện tình trạng viêm cấp tính tại cầu thận. Bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A do nhiễm khuẩn ngoài da hoặc sau khi viêm họng. Bệnh có thể hồi phục sau từ 4 – 6 tuần.
- Viêm cầu thận mạn tính: Bệnh sẽ có diễn biến qua nhiều tháng và năm, lâu dần có thể xơ teo cả 2 thận. Diễn biến bệnh sẽ theo từng đợt cấp và sau cùng trở thành suy thận mạn và không được hồi phục.
Nguyên nhân gây ra viêm cầu thận
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm cầu thận, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính như:
- Người bệnh vừa khỏi tình trạng viêm họng hoặc nhiễm vi khuẩn ngoài da sẽ bị liên cầu khuẩn tấn công thuộc tan huyết β của nhóm A.
- Lupus ban đỏ hệ thống: bên trong thận gồm có nhiều mô và những kháng thể tồn tại trong Lupus ban đỏ hệ thống có khả năng tấn công điều này sẽ gây ra suy giảm và phá hủy được chức năng của thận.
- Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến khó kiểm soát được tình trạng bệnh dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của thận.
- Mắc bệnh Buerger: đây là bệnh lý liên quan đến thượng thận do lượng kháng thể IgG tích trữ trong thận gây ra.
- Trên thận xuất hiện nhiều mô sẹo sẽ gây nên hội chứng thận hư hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân và những yếu tố gây ra bệnh viêm cầu thận khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận có rất nhiều các triệu chứng để nhận biết, tuy nhiên không phải ở bệnh nhân nào cũng xuất hiện biểu giện lâm sàng. Một số các triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Phù: người bệnh sẽ luôn cảm thấy nặng mặt, mu bàn chân bị sưng phù, hai mí bị nề. Các triệu chứng phù sẽ càng nặng hơn vào buổi sáng kèm theo nước tiểu có màu sẫm. Các triệu chứng phù nề trên cơ thể xuất hiện trong khoảng 10 ngày đầu và nếu tình trạng viêm cầu thận giảm sẽ kéo theo biểu hiện phù thuyên giảm.
- Tăng huyết áp: ở giai đoạn cấp tính người bệnh sẽ dễ gặp phải triệu chứng huyết áp tăng. Bên cạnh đó một số người mắc bệnh ở giai đoạn nặng có thể gặp phải những cơn tăng huyết áp đột ngột và kéo dài trong khoảng vài ngày. Kèm theo đó là triệu chứng đau nhức, choáng váng, hôn mê. Triệu chứng này còn xem là biểu hiện để nhận biết khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn suy thận mạn tính không có khả năng hồi phục.
- Đi tiểu ra máu: Đi tiểu ra máu xuyên suốt quá trình tiểu, có màu như nấu nước rau dền và không đông. Thường khoảng 1 – 2 lần/ ngày người bệnh bị đi tiểu ra máu. Tuy nhiên những triệu chứng này thường xuất hiện trong những ngày đầu tiên hoặc tái phát ở những tuần thứ 2, thứ 3.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu đặc trưng khác để phát hiện sớm bệnh viêm cầu thận hơn như:
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm cấp tính sẽ có biểu hiện của suy tim.
- Cơ thể có triệu chứng sốt nhẹ trong khoảng từ 37,5 – 38,5 độ C.
- Đau dữ dội ở vùng thắt lưng.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc đi đại tiện thường thải ra phân lỏng.
- Thiếu máu, sắc da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt và đau đầu dữ dội.
- Mỗi người sẽ có những triệu chứng nhận biết không giống nhau do còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.
Danh mục về triệu chứng bệnh viêm cầu thận ở trên chưa đầy đủ. Nên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thì ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm cầu thận
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm cầu thận có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy thận cấp tính: khi chức năng ở phần lọc bị mất đi sẽ gây ra những sản phẩm chất thải tích lũy nhanh chóng. Tình trạng này có thể sẽ cần phải lọc máu khẩn cấp, lọc nhân tạođể loại bỏ dịch thừa và chất thải từ máu.
- Suy thận mãn tính: biến chứng này gây ra cho chức năng của thận mất dần. Để điều trị biến chứng này cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.
- Tăng huyết áp: do chức năng thận bị suy giảm, chất thải bị tích tụ sẽ là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
- Hội chứng thận hư: Nhóm các triệu chứng của viêm cầu thận sẽ có thể đi kèm với viêm cầu thận và vấn đề khác ảnh hưởng đến khả năng lọc của cầu thận.
Nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận xảy ra thì ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chính xác.
Phương pháp điều trị viêm cầu thận
Xác định nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân. Cụ thể như:
- Trường hợp huyết áp của bạn không cải thiện: Bác sĩ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc để điều trị tăng huyết áp bao gồm: nhóm thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril.
- Trường hợp bị viêm cầu thận do hệ miễn dịch tấn công: Sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril.
- Thay huyết tương: sử dụng phương pháp này để loại bỏ phần chất lỏng của máu và thay thế nó bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng.
- Nếu tình trạng bệnh của người bệnh suy thận ở mức độ nặng thì bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật lọc máu bằng máy để lọc sạch máu.
- Phương pháp cuối cùng được sử dụng là ghép thận nhằm điều trị là làm giảm cường độ tấn công của các cơ chế miễn dịch vào các cơ quan hoặc mô ghép.
Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp
- Người bệnh cố gắng để hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ứ dịch, phù và cao huyết áp.
- Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu của bạn.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu đối với những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
- Điều trị triệt để các vấn đề nhiễm trùng có nguy cơ ảnh hưởng đến cầu thận.
- Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp tình trạng người bệnh nhằm rèn luyện sức khỏe.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thanh quản, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.