Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Giải đáp thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Cập nhật: 08/11/2021 06:34 | Trần Thị Mai

Ở cả người lớn và trẻ em đều có khả năng mắc rối loạn thần kinh. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn thần kinh? Các phương pháp điều trị bệnh?.. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh rối loạn thần kinh.  

Giải đáp thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể bao gồm huyết áp, nhịp tim, mồ hôi và tiêu hóa. Bệnh xuất hiện khá phổ biến và sẽ gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh rối loạn thực vật sẽ là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Cả hai hệ thống này gần như trái ngược với nhau, tuy nhiên đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Bên cạnh rối loạn di truyền có thể gây ra bệnh thì còn có các nguyên nhân đặc trưng khác gây ra bệnh như các bệnh tự miễn.

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư.

Do tổn thương dây thần kinh phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị.

Mắc các biến đổi do bệnh lý, độ tuổi của những cơ quan chi phối mà sẵn sàng hoạt động chức năng bị suy giảm như bệnh truyền nhiễm, bệnh đái tháo đường.

Ở trên là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật và có thể gây ra tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật như:

  • Mắc các tổn thương cơ thể hoặc tổn thương dây thần kinh.
  • Phản ứng phụ của thuốc.
  • Người bệnh mắc các bệnh tự miễn hoặc cuộc tấn công hệ thống miễn dịch.
  • Là bệnh tiểu đường.
  • Do virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu.
  • Rối loạn di truyền.
  • Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan, gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống thần kinh.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh rối loạn thực vật  mà chưa được liệt kê ở trên, nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

roi-loan-than-kinh-thuc-vat
Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách

Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh thực vật

Ở trong giai đoạn đầu mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật thì người bệnh sẽ rất khó để phát hiện những triệu chứng bất thường mà chỉ có thể cảm thấy khó chịu. Một số các triệu chứng để nhận biết dấu hiệu của bệnh như:

  • Nhịp tim đập nhanh khiến cho bạn cảm thấy hồi hộp, luôn có cảm giác hoảng sợ. Đây là một trong những triệu chứng dễ nhận bệnh nhất.
  • Dễ ngất xỉu kèm theo triệu chứng chóng mặt hoặc cảm thấy choáng váng, không thể đứng vững. Vì do tình trạng nhịp tim đập nhanh và máu không kịp lên não, điều này có thể gây ra hạ huyết áp tư thế đột ngột.
  • Xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực hoặc vùng ngực bị đau nhói kèm theo triệu chứng nghẹt thở, căng tức vùng ngực.
  • Khi mắc bệnh và đến những nơi đông người thì bạn có thể bị khó thở và thường bạn phải rướn người ra mở thở và hít sâu được.
  • Tay chân run rẩy, đồ nhiều mồ hôi vì lúc này hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức. Đặc biệt khi căng thẳng và hốt hoảng quá mức thì càng dẫn đến đổ nhiều mồ hôi.
  • Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu và khó hồi phục kể cả được nghỉ ngơi.

Nếu không được điều trị đúng cách bệnh sẽ khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên nguy hiểm hơn. Do đó ngay khi có các triệu chứng bất thường thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Nhận thấy người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của bệnh rối loạn thần kinh thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Thực hiện xét nghiệm máu toàn bộ.
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Thử nghiệm Histamine.

Căn cứ vào kết quả của của kỹ thuật chẩn đoán thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh như:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau như: acetaminophen và các NSADI… để giúp cải thiện các triệu chứng đau do bệnh gây ra.

Dùng các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng nhằm cải thiện được giấc ngủ với những loại thuốc như: amitriptylin, nortriptylin hay desipramin thường được dùng với các liều khởi đầu nhỏ, sau đó tăng dần đến mức dung nạp. Tuy nhiên việc dùng thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nên hết sức thận trọng cho bệnh nhân lớn tuổi và người bị loạn nhịp tim. Các thuốc chống co giật được mô tả làm giảm đau tốt nhất là carbamazepine và gabapentin. Carbamazepin và phenytoin có thể đặc biệt hữu ích trong đau buốt, nhói xảy ra từng cơn.

Trong quá trình điều trị rối loạn thần kinh thực vật người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Đặc biệt cần giữ được tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Người bệnh có thể kiểm soát căng thẳng, giảm stress, thư giãn và cân bằng được cuộc sống, đồng thời duy trì được lối sống mạnh khỏe khoa học, không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

Bên cạnh đó nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc không nên quá sức hay thường xuyên làm việc quá khuya để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tập luyện các bài hít thở sâu hoặc xoa vùng trên rốn hàng ngày sẽ có tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh. Có thể lựa chọn tập yoga tại nhà hoặc thiền định giúp tĩnh tâm, thư giãn và thả lỏng cơ thể hiệu quả. 

Hy vọng bài viết trên đây được Cao đẳng Y Dược chia sẻ đã giúp chị em hiểu rõ bệnh rối loạn thần kinh thực vật, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhữn g thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.