Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Cách chữa nào hiệu quả nhất?

Cập nhật: 24/12/2020 10:42 | Trần Thị Mai

Hẹp bao quy đầu chủ yếu sẽ xảy ra ở trẻ nhỏ và nếu kéo dài sẽ gây ra đau đớn, sưng đau quy đầu mỗi khi đi tiểu, đặc biệt gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe.  Vậy hẹp bao quy đầu có triệu chứng nào để nhận biết? nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị tình trạng này ra sao?  

Bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Cách chữa nào hiệu quả nhất?

Da bao quy đầu là một cấu trúc bao bọc bên ngoài quy đầu. Mặt trong lớp da này sẽ có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa sinh dục màu trắng nằm giữa quy đầu và da quy đầu.

Hẹp bao quy đầu (phimosis) chỉ tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu, không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được. Hẹp bao quy đầu là tình trạng sinh lý bình thường  và phổ biến ở trẻ sơ sinh do sự dính tự nhiên của da quy đầu với quy đầu. Tuy nhiên khi đến tuổi dậy thì dương vật sẽ phát triển nhanh, to và dài nên bao quy đầu sẽ tự tuột ra bên ngoài.  Mặc dù vậy cũng có trường hợp bao quy đầu không thể tự kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được và tình trạng này gọi là hẹp bao quy đầu.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu

Đa phần ở trẻ từ 3 – 4 tuổi thì bao quy đầu của dương vật sẽ có thể tuột xuống được, tuy nhiên cũng có những trẻ không thực hiện được điều này dẫn đến hẹp bao quy đầu như:

Do đầu bao quy đầu quá nhỏ nên quy đầu của dương vật nên gặp trở ngại trong việc chui qua.

Dây hãm breve quá ngắn làm cho bao quy đầu không thể rút lại hoàn toàn.

Hậu quả của các viêm nhiễm ở dương vật dẫn đến sẹo xơ hóa ở quy đầu.

Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh thì hẹp bao quy đầu được chia làm 2 dạng chính là sinh lý và bệnh lý, cụ thể như:

Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm phần lớn các trường hợp và đây cũng là hiện tượng diễn ra bình thường ở trẻ sơ sinh nam. Do khi mới sinh ra trẻ chưa thể bảo vệ bộ phần sinh dục nên bao quy đầu sẽ giúp che phủ và dính chặt vào quy đầu. Tuy nhiên trường hợp hẹp tạm thời này thường biến mất khi trẻ lớn lên trong khoảng vài năm đầu, lúc này bao da sẽ tuột xuống và để lộ quy đầu dương vật.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Tình trạng sẹo xơ có thể là do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị hẹp bao quy đầu như:

  • Ở những trẻ không cắt bao quy đầu.
  • Mắc tiểu đường.
  • Trẻ sơ sinh hay bị hăm tã.
  • Việc chăm sóc vệ sinh cá nhân diễn ra kém.
  • Trẻ em nhỏ tuổi.

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc  hẹp bao quy đầu khác mà chưa được liệt kê ở  trên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm các thông tin chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu

Một số các triệu chứng của trẻ để nhận biết sớm hẹp bao quy đầu như:

Trẻ đi tiểu khó và phải rặn, khi đi tiểu đỏ mặt.

Bao quy đầu có dấu hiệu sưng phồng.

Nhận thấy bằng mắt thường bao quy đầu của bé có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng, nóng, đỏ hoặc chảy mủ, dịch bất thường.

hep-bao-quy-dau
Trẻ gặp khó khăn trong khi đi tiểu cũng là một cách để nhận biết tình trạng hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu có gây ảnh hưởng đến trẻ không?

Nếu không được can thiệp với biện pháp phù hợp thì có thể gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ như:

  • Viêm quy đầu: do khi bị hẹp bao quy đầu thì các tế bào chết tróc ra dưới lớp bao quy đầu đi kèm với những chất cặn bã trong quá trình đi tiểu sẽ khó thoát ra ngoài và điều này tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm, sưng đỏ và đầu dương vật mọng nước.
  • Mắc viêm nhiễm niệu đạo: khi bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ cũng góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.  Khi đã gây viêm nhiễm trên bao quy đầu, dương vật thì sẽ dễ dàng lan sang phần niệu đạo. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây di chuyển ngược dòng gây viêm bàng quang, viêm thận.
  • Nghẹt bao quy đầu: da bao quy đầu sau khi kéo tuột ra sau nhưng không kéo phủ trở lại được. Nên những khi dương vật cương cứng, da quy đầu phủ căng vòng quanh dương vật, làm quy đầu bị nghẹt và máu không lưu thông khiến cho bị sưng phù nề, đặc biệt nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử quy đầu.

Bị hẹp bao quy đầu còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Viêm nhiễm, kích thước hạn chế… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng.

Bị hẹp bao quy đầu, nhiều nam giới còn không thể quan hệ tình dục được do quá đau đớn. Lớp bao da không thể tuột xuống để lộ ra phần quy đầu.

Có thể thấy rằng khi mắc hẹp bao quy đầu sẽ gây ra khá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên cha mẹ không nên chủ quan mà hãy theo dõi sức khỏe của trẻ. Nhận thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu

Ban đầu khi tiến hành điều trị bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp tại nhà, sau đó nếu không mang lại kết quả thì sẽ thực hiện tiểu phẫu hoặc phẫu thuật với bao quy đầu của trẻ.

Trên thực tế hiện nay có 4 phương pháp xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ như:

Kéo da quy đầu

Đây là biện pháp giúp nong rộng nhờ vào bài tập kéo căng da quy đầu và được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ cần kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày, duy trì trong khoảng từ 1 – 2 tháng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị dầu dưỡng dành cho trẻ như tinh chất dưỡng thể, sáp vaseline bôi tay… để làm chất bôi trơn.
  • Nhẹ nhàng tiến hành kéo da đầu về phía trước và ra xa khỏi quy đầu của bé vài lần.
  • Sau đó tiến hành ké ngược lại về phía sau cần xem xét khả năng bé chịu đựng được để không gây đau. Cần giữ nguyên vị trí trong khoảng vài phút.
  • Thực hiện động tác một ngày vài lần.
  • Hoặc phụ huynh có thể để trẻ ngâm mình trong nước để kết hợp thực hiện động tác đó để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Mặc dù phương pháp này không gây tổn thương cấu trúc của da quy đầu nhưng cần thực hiện động tác kéo căng bao quy đầu chậm và nhẹ nhàng, sau đó sẽ tăng dần mức độ lên để bao da giãn dần ra.

Bôi thuốc hẹp bao quy đầu

Bôi thuốc mỡ chứa steroid kết hợp với thực hiện bài tập kéo căng da quy đầu bằng tay. Nếu chỉ thoa thuốc đơn thuần sẽ ít có tác dụng, muốn phương pháp dùng thuốc phát huy hiệu quả phải kết hợp với bài tập kéo căng da.

Thuốc mỡ Betamethasone 0,05% chứa steroid sẽ giúp thúc đẩy quá trình căng da để da mỏng hơn và sẽ dễ dàng cho việc kéo dãn hơn. Việc sử dụng loại thuốc mỡ nào để đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình trạng của trẻ thì cần tham khảo ý kiến y bác sĩ có chuyên môn để biết rõ hơn.

Cách thực hiện

  • Phần bao quy đầu cần bôi thuốc cả ở phần trong và ngoài.
  • Khi nhận thấy bao quy đầu của trẻ quá hẹp chỉ có một lỗ nhỏ lộ ra bên ngoài thì cần kéo da quy đầu lên xuống vài lần hoặc trước đó thoa xung quanh một lúc rồi thoa thuốc vào.
  • Thực hiện kéo căng da bằng tay giống như ở phương pháp kép da quy đầu ở trên.

Duy trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày trong ít nhất 1 tháng. Sau khoảng 2 – 3 tháng nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp khác.

hep-bao-quy-dau
Dùng thuốc thoa cũng là một cách để điều trị hẹp bao quy đầu

Nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu chính là tiểu phẫu và cần được thực hiện bởi các bác sĩ ở phòng khám chuyên khoa với dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ.

Tuy rằng đây là kỹ thuật đơn giản và được thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng từ 3 – 5 phút nhưng sẽ gây đau. Trường hợp hẹp quy đầu quá khít thì bác sĩ sẽ sử dụng thêm thuốc gây tê. Kết thúc thủ thuật bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, cũng như thuốc bôi kháng viêm và cho về nhà theo dõi. 

Khi thực hiện xong nong bao quy đầu phụ huynh sẽ thấy con bị rướm  máu ở phần quy đầu, la khóc nhưng đừng quá lo lắng vì trẻ có thể sinh hoạt trở lại bình thường ngay sau đó.

Cắt bao quy đầu

Phẫu thuật cắt bao quy đầu là phương pháp mở rộng bao quy đầu và cắt bỏ vòng hẹp. Thường những trường hợp  trẻ lớn và thanh thiếu niên sẽ được chỉ định điều trị hẹp bao quy đầu.

Trước khi thực hiện bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê ở xung quanh bộ phận  sinh dục nam trước khi thực hiện thao tác cắt. Vùng da này sau đó có thể hơi bị sưng phồng nhưng sẽ mất một thời gian ngắn để trở lại bình thường.

Lưu ý khi điều trị hẹp bao quy đầu

Theo giảng viên Cao Đẳng Y Dược chia sẻ trong quá trình thực hiện các phương pháp chữa hẹp bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số điều để không làm tình trạng bệnh xấu đi như:

Bé trai dưới 4 tuổi sẽ không có biểu hiện đau vùng kín dữ dội: hầu hết các trường hợp còn quá nhỏ đều mắc hẹp bao quy đầu sinh lý nên tốt nhất cha mẹ không cần cố gắng nong bao quy đầu bằng tay cho con vì có thể vô tình gây dính và sẹo xơ hoặc dẫn đến hẹp bao quy đầu thứ phát. Chỉ nên thực hiện nếu nhận được chỉ định và hướng dẫn của y bác sĩ.

Bé trên 4 tuổi và có các triệu chứng tiểu khó, phải rặn mạnh, bao quy đầu phồng lên, viêm nhiễm tấy đỏ… thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Để tránh tổn thương do tác động can thiệp y tế, cũng như các biến chứng lâu dài thì chữa hẹp bao quy đầu bằng cách kéo dãn ra và dùng thuốc bôi hẹp bao quy đầu là biện pháp không tốn kém, dễ thực hiện tại nhà. Nhưng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và cố gắng kiên trì hỗ trợ kéo bao quy đầu cho trẻ hàng ngày trước khi quyết định cho con làm phẫu thuật.

Bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng hẹp bao quy đầu thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế, vì những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.