Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chia sẻ cách điều trị táo bón cho trẻ mới ăn dặm

Cập nhật: 21/03/2022 10:38 | Trần Thị Mai

Vào thời kỳ ăn dặm trẻ dễ bị táo bón. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Các dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Có cách nào để khắc phục bệnh táo bón ở trẻ ăn dặm? Bài đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh.  

Chia sẻ cách điều trị táo bón cho trẻ mới ăn dặm

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ ăn dặm

Táo bón có thể gặp phải ở mọi lựa tuổi, tuy nhiên khi chuyển chế độ ăn từ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sang chế độ ăn dạng sệt, lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. Thời kỳ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao hơn.

Thông thường các bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho tới 1 tuổi. Khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ hoàn toàn các chất dinh dưỡng cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón trong thời kỳ ăn dặm và chủ yếu sẽ tập trung vào chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày, cụ thể như:

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi kịp với chế độ ăn mới

Trẻ 6 tháng hoặc 7 tháng bị táo bón khi ăn dặm sẽ gặp phải tình trạng thay đổi bất ngờ khi ăn uống, trước 6 tháng tuổi thì trẻ vẫn bú mẹ hoàn toàn nên dễ dàng để tiêu hóa hơn.

Nên khi phải làm quen với một số loại thực phẩm thể rắn khác thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể thích nghi kịp dẫn đến bị táo bón khi ăn dặm.

Chế độ ăn uống không khoa học

Do thiếu cân bằng dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm thiếu chất xơ sẽ khiến cho trẻ bị táo bón.

Bên cạnh đó thì chế độ ăn dặm được kết hợp với sữa bột khi cha mẹ pha  không đúng tỷ lệ nước, sữa thì dễ bị táo bón.

Trẻ không uống đủ nước

Khi bắt đầu vào thời kỳ ăn dặm trẻ không được cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể thì sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đặc biệt không đủ nước sẽ làm cho phân bị khô, cứng rất khó để đẩy ra ngoài gây ra táo bón.

Do mẹ cho bé ăn dặm sai cách

Mẹ xây dựng bữa ăn sai cách cho trẻ như thực đơn bữa ăn có quá nhiều đạm, thiếu rau xanh, ép bé ăn quá nhiều… Điều này sẽ khiến cho bé trong quá trình ăn dặm bị táo bón.

Ngoài ra sẽ còn nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc táo bón trong thời kỳ ăn dặm, nếu các bậc phụ huynh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Biểu hiện trẻ bị táo bón ở trẻ ăn dặm

Việc kéo dài thời gian bị táo bón sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe nên nhận biết sớm sẽ giúp cho các dấu hiệu táo bón nhằm ngăn chặn tình trạng táo bón.

Trẻ bị táo bón trong thời kỳ ăn dặm sẽ có các triệu chứng nhận biết như:

  • Tần suất đi đại tiện ít, chỉ khoảng 3 lần/ tuần.
  • Đi đại tiện khó khăn, mỗi khi đi đều cần rặn đỏ mặt.
  • Đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện, có trường hợp trẻ còn bị nứt kẽ hậu môn, kèm theo máu khi đi đại tiện.
  • Phân của trẻ bị khô và lổn nhổn.

Ngoài ra trẻ bị táo bón sẽ còn có các triệu chứng khác như chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, tính hay cáu khóc…

Trong trường hợp trẻ bị táo bón ở trẻ em trong thời kỳ ăn dặm nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả cho sức khỏe như:

  • Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ, bại não ở trẻ sơ sinh.
  • Gặp phải chứng biếng ăn do mỗi khi ăn xong phải đi vệ sinh. Trẻ sẽ không đi đại tiện thì sẽ bị đầy bụng, chướng bụng.
  • Dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi đã có tiền sử mắc bệnh lý mạn tính, thoát vị hoành, thoát vị bẹn…
  • Dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn trực tràng. Đây là hậu quả nguy hiểm trẻ có thể mắc phải khi bị táo bón.
  • Có nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa.

Chính vì vậy phụ huynh cần theo dõi sức khỏe nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc táo bón thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

tao-bon-an-dam

Trẻ sơ sinh uống thiếu nước sẽ bị táo bón

Chia sẻ cách điều trị táo bón cho trẻ mới ăn dặm

Cha mẹ có thể áp dụng được các cách dưới đây để cải thiện nhanh chóng những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cụ thể những mẹo phổ biến được dùng điều trị táo bón như:

Cho trẻ uống nhiều nước

Nên cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế được tình trạng táo bón, bên cạnh đó nước cũng giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách uống sữa mẹ, thực phẩm hoặc uống đủ nước.

Cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn

Bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau xanh khi ăn dặm chế biến như xay, mịn rau củ trong cháo hoặc bột cho trẻ.

Pha sữa công thức đúng tỉ lệ

Đây là điều rất quan trọng, sữa bột, sữa công thức, các loại bột ăn dặm đều cần pha đúng tỉ lệ cho trẻ sử dụng để có thể đảm bảo tốt nhất dinh dưỡng.

Thực hiện massage bụng cho trẻ

Trước khi đi ngủ nên thực hiện massage bụng cho trẻ để kích thích trẻ tiêu hóa tốt nhất, nhu động ruột sẽ tiêu hóa tốt hơn, giúp trẻ dễ đi tiêu.

Massage được tiến hành bằng cách: Đặt trẻ nằm ngửa trên  giường và xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ và tiến hành massage trong 15 phút. Có một điều lưu ý trước khi massage thì hãy rửa sạch tay và nên giữ tay ấm.

Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn

Các lợi khuẩn sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh thêm các loại enzyme tiêu hóa như amylasse, protease… từ đó sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn từ đó tiêu diệt được những vi khuẩn có hại ở hệ tiêu hóa.

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì các lợi khuẩn sẽ giúp ích cho cơ thể hấp thu tốt hơn dinh dưỡng, han chế tình trạng táo bón.Tuy nhiên nên lựa chọn những loại men sữa chua, váng sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Giúp trẻ vận động thường xuyên

Thực hiện di chuyển chân của bé lên xuống đều đặn theo tư thế đạp xe hoặc duỗi chân tay đều đặn để ruột bé hoạt động tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ các cách trị táo bón cho trẻ mới ăn dặm, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.