Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tăng huyết áp là gì? Triệu chứng và biện pháp điều trị tăng huyết áp

Cập nhật: 08/07/2019 15:55 | Nhâm PT

Cao huyết áp là nguyên do chủ yếu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não. Cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Tăng huyết áp là gì? Triệu chứng và biện pháp điều trị tăng huyết áp

 

Tăng huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp, hay nhiều người gọi là cao huyết áp, là bệnh lý mãn tính khi mà áp lực máu hệ thống động mạch tăng quá cao. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết tại Mỹ, cứ khoảng 3 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh huyết áp cao. Nếu bạn duy trì mức huyết áp này tăng cao trong một thời gian dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Theo báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, nước ta hiện có 25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp và mắc các triệu chứng bệnh lý tim mạch. Tăng huyết áp  

Những năm gần đây, bệnh tăng huyết áp có chiều hướng trẻ hóa khi người mắc bệnh còn trong độ tuổi lao động.

Cao huyết áp bao gồm các loại:

  • Cao huyết áp tự phát (là triệu chứng cao huyết áp thường gặp nhất ở người già và trung tuổi)
  • Tăng huyết áp thứ phát xuất hiện ở người trẻ tuổi dưới 30 hoặc lớn tuổi trên 60.
  • Các bệnh lí về thận viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận, nhiễm độc thai nghén tiền sản giật, tăng huyết áp thai kì…
  • Cao huyết áp tâm thu

Điều đáng nói là những người bị bệnh cao huyết áp thường không có biểu hiện triệu chứng nào và đa số là không biết mình đang bị bệnh.

Tăng huyết áp là nguyên nhân để lại các di chứng thần kinh rất nghiêm trọng như bị liệt nửa người, thúc đẩy suy tim, người bệnh hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể gây ra di chứng thiếu máu cơ tim và tăng thêm khả năng tử vong. Vì thế mà việc điều trị huyết áp cao cần được quan tâm để tránh được những tai biến nguy hiểm mà nó gây ra.

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC HỆ CHÍNH QUY MIỄN 100% HỌC PHÍ 2019 

Đau nhói vùng tim là một trong các triệu chứng của cao huyết áp

25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp và mắc các triệu chứng bệnh tim mạch

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

  • Huyết áp tối ưu: Khi đo dưới 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường: Khi đo được từ 120/80 mmHg trở lên
  • Huyết áp bình thường cao: Khi đo được từ 130/85 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 1: Khi đo được từ 140/90 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 2: Khi đo được từ 160/100 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 3: Khi đo được từ 180/110 mmHg trở lên
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu đo được từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

Có thể thấy, bạn sẽ tăng huyết áp khi đo huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg. Trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là tăng huyết áp.

Đối với những người có tuổi, tăng huyết áp phổ biến nhất là bị tăng huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao (<90mmHg).

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Đa số các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp tự phát thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới ông dưới 45 tuổi.

Tỷ lệ đàn ông bị mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn so với phụ nữ, phụ nữ sau mãn kinh lại có có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông.

Huyết áp cao có nhiều nguyên nhân bao gồm: tuổi tác, tiền sử gia đình, thừa cân béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, một số bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận và khi mang thai cũng góp phần làm tăng triệu chứng cao huyết áp.

Ngoài ra, cao huyết áp cũng có thể do hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, rượu bia,...

Ngày nay nhờ có những tiến bộ về kỹ thuật chẩn đoán, các loại thuốc điều trị cao huyết áp đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm được đáng kể tỷ lệ người tử vong và các di chứng liệt nữa người, suy tim do tăng huyết áp gây ra. Khi bị bệnh cao huyết áp, người bệnh cần chấp nhận việc điều trị lâu dài để có một cuộc sống an toàn hơn.

Mặc dù bệnh tăng huyết áp thường gặp chủ yếu ở người lớn nhưng trẻ em vấn đề về thận hoặc tim cũng có nguy cơ. Thói quen ăn uống không lành mạnh và ít tập thể dục góp phần làm tăng huyết áp.

Triệu chứng tăng huyết áp

Triệu chứng tăng huyết áp thường không có biểu hiện triệu chứng nào rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó gây ra thì lại đáng lo ngại. Phải khi đi khám một bệnh khác có người mới phát hiện được bị cao huyết áp.

Một số người có các triệu chứng bị cao huyết áp thoáng qua như bị hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, ù tai,…Còn một số trường hợp khác có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn như đau nhói vùng tim, thở gấp, mặt đỏ bừng, suy giảm thị lực, da tái, nôn ói, đánh trống ngực, sợ hãi tim đập nhanh.

Đau nhói vùng tim là một trong các triệu chứng của cao huyết áp

Đau nhói vùng tim là một trong các triệu chứng của cao huyết áp

Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì khi bị bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến não, tim , mắt và các mạch máu lớn như các bệnh rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, giảm thị lực, phình tắc thành động mạch chủ, suy thận, tắc mạch não,... Nguy hiểm hơn, người bệnh không biết mình mắc bệnh để có cách chữa kịp thời.

Làm sao phòng ngừa cao huyết áp?

Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Quốc gia, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu tiên thì có 8 người mắc bệnh cao huyết áp vậy nên triệu chứng đột quỵ là những biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp. Cần có biện pháp kiểm soát huyết áp để đề phòng bị đột quỵ. Điều trị tăng huyết áp nhằm giữ cho huyết áp của người bệnh luôn ở mức ổn định, thường ở mức dưới 140/90 mmHg.

Một số lời khuyên giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện triệu chứng tăng huyết áp:

  • Thay đổi lối sống tùy thuộc vào tình trạng bệnh cao huyết áp, thể trạng bệnh nhân
  • Nên hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày (dưới 6g/ngày)
  • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh: thực phẩm tự nhiên hỗ trợ điều trị tăng huyết áp như khoai, cần tây, rau chân vịt, dầu oliu, chuối, tỏi, chanh, cà chua, việt quất.
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc kể cả các chất kích thích như trà, cà phê đậm đặc
  • Tránh các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như là ăn mỡ, gan, tạng động vật. Dùng sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt
  • Cố gắng duy trì cân nặng giảm cân theo hướng dẫn nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra.
  • Tập thể dục đều đặn, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, nên hoạt động thể lực aerobic hàng ngày 30-45 phút các ngày trong tuần là cách thức giảm cân.
  • Dùng thuốc trị tăng huyết áp đúng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ
  • Theo dõi thường xuyên sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo huyết áp cao
  • Nên ăn cá từ 2-3 bữa hàng tuần
  • Duy trì đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, nghỉ ngơi giải trí hợp lý. Việc thay đổi lối sống, bệnh nhân cao huyết áp có thể giảm mức huyết áp ít nhất 10-20mmHg.

Việc điều chỉnh lối sống rất quan trọng trong việc điều trị tăng huyết áp vì điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời, vì thế dù huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị thường xuyên.

Ngoài ra, để ngăn ngừa bị đột quỵ và các biến chứng xấu từ tăng huyết áp, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Đừng vội nản chí vì  hầu hết các bệnh lý tim mạch phải dùng điều trị suốt đời để kiểm soát. Nên đi khám định kỳ và tái khám đầy đủ thực hiện các xét nghiệm điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa máu theo chỉ định, bác sĩ Nguyễn Hoàng, khoa Kỹ thuật vật lý trị liệu, Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết.