Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh Chlamydia

Cập nhật: 26/02/2020 15:53 | Nhâm PT

Chlamydia được biết đến là bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infection, viết tắt STI) cực kỳ nguy hiểm có thể bị cả nam và nữ. Bệnh có thể chữa khỏi nếu như được điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh Chlamydia

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là bệnh thường không có nhiều triệu chứng dễ nhận thấy, nhiều người phát hiện bị bệnh thì e ngại, giấu bệnh hoặc tự điều trị sai phương pháp, dẫn đến các biến chứng khó lường.  Dưới đây, bác sĩ Hoàng Anh Hải, khoa Dược, trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng nhất về bệnh để giúp chúng ta hiểu chính xác về bệnh, nên và không nên làm gì để phòng bệnh tốt nhất.

Việc tìm hiểu các kiến thức về bệnh Chlamydia rất quan trọng, bệnh chlamydia là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Nam giới  có thể xảy ra tại trực tràng, cổ, và niệu đạo bên trong dương vật. Ở phụ nữ, vi khuẩn cũng có thể xảy ra ở phần vào đầu tử cung, cổ tử cung, và ở các vòi dẫn trứng. 

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nó có thể lây nhiễm cả nam và nữ. Hàng năm có khoảng 2,86 triệu ca nhiễm chlamydia được báo cáo, theo thống kê có khoảng gần 3 triệu người Mỹ mắc phải chlamydia mỗi năm, phổ biến nhất ở độ 14-24 tuổi.

Chlamydia nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn tới cơ quan sinh sản của nữ giới, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Các triệu chứng dễ nhận biết của chlamydia là gì?

Nam giới và nữ giới có các triệu chứng của chlamydia khác nhau, nhiều trường hợp những người mắc bệnh chlamydia không có bất kỳ triệu chứng nào vì triệu chứng của nhiễm Chlamydia thường nhẹ hoặc không hiện diện.  Tuy nhiên nó vẫn âm thầm gây ra những biến chứng nghiêm trọng và tổn thương bao gồm cả vô sinh. Bệnh Chlamydia cũng gây tiết dịch từ dương vật của đàn ông nhiễm bệnh.

  • Triệu chứng Chlamydia ở nữ giới:

Triệu chứng ở nữ giới thường không rõ ràng, dễ nhầm sang các bệnh phụ khoa khác ở cổ tử cung, chỉ 5-30% phụ nữ bị nhiễm chlamydia sẽ có triệu chứng. Triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ khi mắc bệnh này là dịch tiết âm đạo, khí hư bất thường thường có màu vàng, xanh, có thể thấy kèm theo cảm giác sưng hoặc ngứa âm đạo. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có cảm giác bị đau rát âm đạo khi đi tiểu, khi quan hệ. Để lâu không chữa trị vi khuẩn sẽ nhanh chóng di chuyển vào ống dẫn trứng gây đau bụng và đau lưng.

  • Triệu chứng Chlamydia ở nam giới:

Chlamydia cũng gây tiết dịch từ dương vật của đàn ông nhiễm bệnh. Và chỉ có khoảng 10% nam giới sẽ có các triệu chứng liên quan đến nhiễm vi khuẩn chlamydia như đau và rát khi đi tiểu, sưng và ngứa xung quanh dương vật, dương vật chảy mủ vàng, xanh.

  • Các triệu chứng khác cả nam và nữ

Nhiễm Chlamydia ở cả nam và nữ cũng có thể lây truyền qua  quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Các triệu chứng có thể bao gồm đau trực tràng, chảy máu, viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan.

Nguyên nhân lây truyền Chlamydia

Vi khuẩn chlamydia chính là nguyên nhân gây bệnh thông qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn. Nếu trong thời gian mang thai bạn nhiễm chlamydia, con bạn cũng sẽ nhiễm bệnh gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. 

Vi khuẩn Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, có hình cầu, kích thước trung gian giữa vi khuẩn và vi rút. Chlamydia có ba loại đó là:

  • Chlamydia psittaci: thường có ở chim, có thể lây cho người
  • Chlamydia pneumoniae: gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.
  • Chlamydia trachomatis: gây bệnh đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.

Làm thế nào để nhận biết mình bị chlamydia?

Bệnh chlamydia lây từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc với các chất dịch của cơ thể có chứa vi khuẩn khi làm tình bằng miệng, qua hậu môn và âm đạo. Những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác mà không bảo vệ thì nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa, nam khoa để sớm phát hiện ra bệnh, bởi chlamydia cũng có những biến chứng cụ thể dễ nhận biết. Ngay cả khi không có các triệu chứng, sự nhiễm trùng vẫn truyền sang cho người khác một cách dễ dàng. 

Đối với những bà mẹ mang thai những tháng đầu tiên, nên tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện và điều trị bệnh nếu như mắc chlamydia.

Các biến chứng chlamydia gây ra

Nếu như cơ thể bạn đang có dấu hiệu của bệnh chlamydia hoặc có thể suy nhược mệt mỏi, giảm ham muốn bạn nên tới địa chỉ y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám sớm.

Như với hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chlamydia khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác, bao gồm cả HIV.

Chlamydia không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe

Chlamydia không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe

Ở phụ nữ:

  • Nếu như không được thăm khám, điều trị kịp thời, vi khuẩn Chlamydia có thể lan đến tử cung và ống dẫn trứng gây ra bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như:  nhiễm trùng tử cung, viêm vùng chậu (PID), viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, buồng trứng và ống dẫn trứng gây đau và sốt vùng chậu….
  • Vi khuẩn Chlamydia bị lâu dài có thể khiến bạn không có khả năng mang thai và có khả năng tử cung thai ngoài tử cung, dễ sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
  • Viêm của ống dẫn trứng ngăn chặn trứng đi từ buồng trứng đến tử cung. Ở nữ giới là nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn do vi khuẩn ngược dòng gây viêm, tắc vòi trứng.
  • Chlamydia có thể gây ra các tuyến sản xuất chất nhờn bôi trơn của một người phụ nữ để bị chặn và bị nhiễm bệnh, dẫn đến u nang có thể bị nhiễm và phát triển thành áp xe. 

Đối với nam giới:

  • Nam giới nếu như mắc bệnh chlamydia có thể nhiễm trùng của các ống mang tinh trùng đến tinh hoàn, có thể dẫn đến sốt, đau bì và sưng tấy.
  • Lây nhiễm mào tinh hoàn ống mang tinh trùng. Đây là nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.
  • Viêm niệu đạo - viêm niệu đạo (ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể khi  đi tiểu).
  • Viêm tuyến tiền liệt - nhiễm trùng tuyến tiền liệt, có thể dẫn đến đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Chlamydia không được điều trị kịp thời cũng có thể làm tăng cơ hội mắc hoặc nhiễm HIV / AIDS.

Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh chlamydia

Để điều trị hiệu quả chlamydia bạn phải tiêu diệt được dứt điểm mầm bệnh ngay từ khi mới phát hiện. Chlamydia là bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan khi dự phòng căn bệnh này vì chữa trị ở khu vực ẩm ướt như âm đạo và niệu đạo không phải đơn giản. 

Muốn điều trị hiệu quả chlamydia khi mới có thể sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nên tác dụng phụ, nên bạn cần phải được bác sĩ theo dõi và chỉ định điều trị một cách khoa học.

Khi phát hiện bị bệnh Chlamydia cần đến viện điều trị ngay

Khi phát hiện bị bệnh Chlamydia cần đến viện điều trị ngay

Cách phòng tránh tốt nhất để không bị bệnh chlamydia là không quan hệ bằng miệng qua đường âm đạo, hậu môn. Nếu có quan hệ tình dục, cần tuân thủ các chú ý sau:

  • Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong khi quan hệ tình dục.
  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng, nếu bạn và bạn tình của mình chỉ quan hệ với nhau và không có quan hệ với người khác thì khả năng lây bệnh sẽ ít hơn.
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời kì bị nhiễm Chlamydia, khi đang điều trị bệnh.
  • Xét nghiệm định kỳ cho bản thân và cả bạn tình để phát hiện bệnh Chlamydia và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
  • Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bệnh phải điều trị cho cả bạn tình để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày kháng sinh doxycycline để ngăn chặn lây nhiễm bệnh.
  • Khoảng ba tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm, cả hai người đã điều trị nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại và tuyệt đối nghiêm túc trong vấn đề điều trị bệnh.

Để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh này các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng kết hợp Đông y kết hợp với mục đích giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và ngăn chặn bệnh tái phát lại.