Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

HIV/AIDS là bệnh gì ? Nguy hiểm thế nào ?

Cập nhật: 01/06/2019 16:11 | Thu Hương

HIV/AIDS là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới vì chưa có thuốc đặc trị. Dưới đây là những thông tin về bệnh cần phải nắm chắc để phòng tránh.

HIV/AIDS là bệnh gì ? Nguy hiểm thế nào ?

Bệnh HIV/AIDS là bệnh gì?

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người còn gọi là bệnh liệt kháng là một bệnh của hệ miễn dịch gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ hoặc cho con bú. Bệnh này hiện nay không thể chữa lành và không có thuốc đặc chủng ngừa.

AIDS la giai đoạn cuối của bệnh HIV được xác định bởi sự phát triển các bệnh khác như ung thư, nhiều bệnh nhiễm trùng và biểu hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế thế giới WHO xem như đại dịch. Việc chủ quan với bệnh này làm tăng nguy cơ lây bệnh. Từ năm 1981 đến năm 2006, căn bệnh này đã giết chế 25 triệu người với khoảng 0,6% dân số thế giới mắc phải bệnh này. Đến năm 2009 có 1,8 triệu người mắc bệnh và giảm dần và năm 2004.

Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành AIDS. Điều này còn phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, yếu tố môi trường. Khi đó người bệnh thường sẽ chết do bị nhiễm trùng  cơ hội hoặc bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch.

biểu hiện bệnh

Bệnh HIV/AIDS

Các giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Giai đoạn sơ nhiễm hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ
  • Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng
  • Giai đoạn có liên quan đến AIDS
  • Giai đoạn bệnh AIDS

Nguyên nhân và triệu chứng gặp phải

Nguyên nhân gây bệnh HVI

Bệnh AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Bệnh HIV có thể lây truyền qua tiếp xúc với máu của người bị bệnh, tinh dịch, dịch âm đạo của người bị mắc bệnh:

  • Lây qua đường tình dục

+ Khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, đường, hậu môn, đường miệng mà không dùng bao cao su với người bệnh đều có thể bị lây nhiễm bệnh đặc biệt là nơi có những vết rách trong các mộ âm đạo, hậu môn, vết thường hoặc lây bệnh qua các đường tình dục khác. Các cô gái trẻ thường dễ bị lây nhiễm bệnh này hơn là phụ nữ trường thành.

+ Những người mắc bệnh lây qua đường tình dục mãn tính có viêm loét tủ lệ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với người bình thường, càng quan hệ với nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm càng cao, tần suất qua 1 lần giao hợp là 0,1 -1%.

  • Qua đường máu

+ Dùng chung kim tiêm, ống chích mà có dính máu của người bệnh HIV

+ Các thiết bị xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, mực chưa được khử trùng và làm sạch có nguy cơ lây nhiễm bệnh

+ Quá trình truyền máu không qua sàng lọc virus HIV

+ Qua các vết thương hổ, rỉ nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu cùng dịch sinh học của người bệnh khi bị kim tiêm đâm phải, dao cứa vào tay,…

  • Lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền từ mẹ sang con là con đường thứ 3 gây bệnh. Người mẹ sẽ truyền vi rút bệnh sang con qua bánh rau trong thời kỳ mang thai, máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ và qua sữa khi cho con bú. Khả năng phụ nữ bị nhiễm HIV lây sang con là 20-30% nhanh hơn những người khác.

Lưu ý: Bệnh HIV không lây truyền qua những tiếp xúc hàng ngày như sờ, bắt tay, ôm hoặc hôn hoặc qua các hoạt động như ho, hắt hơi, cho máu, sử dụng chung đồ dùng vật dụng cá nhân hoặc ăn uống.

Những triệu chứng thường gặp

Mặc dù bệnh  HIV không trực tiếp gây tổn hại tới các cơ quan nhưng nó sẽ tấn công hệ miễn dịch cho phép các bệnh khác đặc biệt là nhiễm trùng cơ hộ tấn công cơ thể. Các triệu chứng đầu của bệnh HIV là:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Cơ thể thấy mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Bị Sụt cân
  • Sưng hạch ở cổ họng, nách hoặc háng

Bệnh AIDS là giai đoạn tiến triển nguy hiểm của bệnh HIV khiến cơ thể bạn có thể nhiễm nhiều tác nhân tại cùng một thời điểm:

  • Nhiễm trùng, một hay nhiều tác nhân: lao, nhiễm cytomegalovirus, viêm màng não, nhiễm toxoplasma, cryptosporidiosis
  • Ung thư: phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi
  • Bệnh lao: là bệnh nhiễm trùng thường cơ hội gặp nhiều nhất liên quan đến HIV và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người bị AIDS
  • Cytomegalovirus: là một loại virus herpes thường được truyền đi thông qua dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ gây tổn hại cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.
  • Nấm Candida: là bệnh liên quan đến HIV thường gặp gây ra viêm và phủ một lớp màu trắng dày trên niêm mạc miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.
  • Viêm màng não do Cryptococcus: là tình trạng viêm của màng não và chất lỏng xung quanh não và tủy sống. Đây là một bệnh của hệ thống thần kinh trung ương thường gặp liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất.
  • Nhiễm Toxoplasmosis: Đây là một loại nhiễm trùng nguy hiểm có khả năng gây chết người. Toxoplasma gondii là một ký sinh trùng lây truyền chủ yếu từ mèo.
  • Nhiễm Cryptosporidium: Các ký sinh trùng phát triển trong ruột và đường mật dẫn đến bị mắc bệnh tiêu chảy mãn tính trầm trọng ở những người bị AIDS
  • Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh thần kinh cũng như các vấn đề về thận khi bị AIDS.

triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh HIV/AIDS

Những bệnh này có thể biểu hiện như:

  • Sốt liên tục và / hoặc ra mồ hôi ban đêm
  • Sưng hoặc xơ cứng của các tuyến nằm trong cổ họng, nách, háng
  • Sự xuất hiện và phát triển của các đốm đổi màu ở da hoặc trong khoang miệng
  • Nhiễm trùng nặng và thường xuyên với những giai đoạn cực kỳ mệt mỏi mà không giải thích được kết hợp với đau đầu, choáng váng, chóng mặt
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân từ da, miệng, mũi, hậu môn hay âm đạo hoặc từ bất kỳ lỗ tự nhiên nào trêm cơ thể
  • Các giai đoạn ho khan kéo dài
  • Nhiễm nấm âm đạo nặng hoặc tái phát
  • Bệnh viêm vùng chậu mãn tính
  • Tăng khó thở
  • Tưa miệng thành một mảng dày có màu trắng bao quanh lưỡi hoặc miệng do bị nhiễm trùng nấm men và đôi khi kèm theo đau họng
  • Sụt cân nhanh hơn 4,5 kg trọng lượng mà không phải là do việc tập thể dục hoặc ăn kiêng
  • Dễ bầm tím hơn bình thường
  • Tiêu chảy thường xuyên kéo dài
  • Phát ban da thường xuyên hoặc bất thường
  • Tê nhiều hoặc đau ở tay hoặc chân, mất kiểm soát cơ bắp và phản xạ, liệt hoặc mất sức mạnh cơ bắp
  • Lẫn lộn, thay đổi tính cách hoặc giảm chức năng nhận thức.

Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh

Bạn nên biết rằng nên điều trị sớm nhất có thể khi bạn đã có kết quả dương tính với HIV. Điều trị bao gồm:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị HIV/AIDS
  • Không dùng chung bơm kim tiêm với những bệnh nhân khác
  • Hỗ trợ tâm lý với bác sĩ chuyên khoa hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ cho những người bị bệnh HIV/AIDS
  • Nhận thông tin, hỗ trợ xã hội và pháp lý từ một tổ chức HIV/AIDS
  • Không tiết lộ về tình trạng nhiễm HIV của mình với những người không cần biết.
  • Xem xét việc sử dụng các loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Khi bị bệnh bạn có thể thay đổi một số lối sống và sử dụng những biện pháp khắc phục sau để đối phó, chống lại bệnh tật:

  • Ăn uống đầy đủ
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục
  • Tránh các loại thuốc hay giải trí bất hợp pháp, kể cả rượu và thuốc lá
  • Tìm hiểu cách kiểm soát stress hiệu quả

Bên cạnh đó hãy bảo vệ bản thân và những người xung quanh bạn bằng cách:

  • Luôn luôn sử dụng bao cao su đối với quan hệ tình dục bằng bất cứ hình thức nào
  • Không được dùng chung kim tiêm hoặc các thiết bị y tế khác
  • Thông báo với những người có thể tiếp xúc với chất dịch cơ thể của bạn như bác sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên làm vệ sinh răng miệng
  • Nếu bạn bị nhiễm HIV và đang mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ có kinh nghiệm về điều trị HIV.

Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, bạn nên:

  • Sử dụng chất bôi trơn bao cao su cho quan hệ tình dục
  • Sử dụng bao cao su không bôi trơn cho quan hệ tình dục bằng miệng
  • Sử dụng bao cao su với chất bôi trơn nhiều hơn cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Hạn chế quan hệ tình dục
  • Không dùng chung kim tiêm, ống chích, dụng cụ tiêm chích ma túy hoặc đồ chơi tình dục
  • Đảm bảo xăm mình và xỏ lỗ bằng các thiết bị vô trùng
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân mà có thể có dính máu, bao gồm bàn chải đánh răng, dao cạo, kim tiêm.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh HIV/AIDS cần thiết cho tất cả mọi người. Để không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm chúng ta nên chú ý đến những cách phòng tránh bệnh hiệu quả đồng thời kết hợp với việc giữ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.