Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm như thế nào?

Cập nhật: 01/10/2021 05:20 | Trần Thị Mai

Viêm màng não mô cầu là căn bệnh có rất nhiều người không biết về nó. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc: Viêm màng não mô cầu là bệnh gì? Các triệu chứng khi mắc bệnh? Cách để chữa bệnh và phòng ngừa bệnh.  

Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm màng não do mô cầu

Bệnh viêm màng não do mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, buồn nôn, đau đầu dữ dội thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể nổi mụn nước. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa thu, mùa đông, mùa xuân và tái phát trong năm.

Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng và có thể lấy đi sinh mạng của một người đang bình thường, đối tượng mắc bệnh là trẻ em trong khoảng thời gian ngắn sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Đa phần những người mắc bệnh viêm màng não do mô cầu đều có cơ hội được chữa khỏi, những trường hợp có các thương tật vĩnh viễn như tổn thương não, học tập kém, mất thính lực chiếm từ 10 – 15%. Tỷ lệ tử vong cũng chiếm khoảng 10 – 15% ngay cả khi đã được điều trị.

Nguyên nhân chính gây ra viêm màng não mô cầu là do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra, loại vi khuẩn này thường nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân ở dạng 2 tế bào cạnh nhau như 2 hạt cà phê và là vi khuẩn gram âm.

Các vi khuẩn não mô cầu này chỉ sống được vài giờ khi ra bên ngoài cơ thể và sẽ bị tiêu diệt do 560C trong 30 phút hoặc 600C trong 10 phút, nhưng vi khuẩn vẫn có thể sống được -200C vì chúng có sức đề kháng rất yếu.

Vi khuẩn não mô cầu được chia theo nhóm huyết thanh và phân chia làm 13 nhóm, vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh thường có ít độc lực những sẽ có nguy cơ gây ra bẹnh nặng và khả năng gây ra dịch bệnh rất cao.

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc vi khuẩn não mô cầu, tuy nhiên nhóm đối tượng là trẻ em, trẻ thanh thiếu niên có khả năng mắc bệnh cao nhất.

Bệnh viêm màng não do mô cầu có thể lây lan qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh từ người bị bệnh viêm màng não mô cầu.

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh Viêm màng não do mô cầu mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm màng não do mô cầu

Mỗi bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau do còn tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm màng não do mô cầu như:

  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh là tình trạng sốt cao 39 – 40 độ kèm theo các triệu chứng nôn mửa, cáu gắt, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau họng, chảy nước mũi… Tuy nhiên những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác.
  • Các dấu hiệu xuất hiện muộn hơn như: có ban đỏ ở vùng da mỏng, đầu những ngón tay, ngón chân xuất huyết theo hình ngôi sao hoặc có mụn nước.
  • Sợ ánh sáng.
  • Không minh mẫn, thường xuyên mê sảng, lú lẫn.
  • Rối loạn cảm giác.
  • Mất ý thức.
  • Đôi khi sẽ bị co giật.

Người mắc bệnh viêm màng não mô cầu không xuất hiện triệu chứng lâm sàng chiếm khoảng 10%, do đó mà có thể gây ra lây nhiễm trong cộng đồng, điều này là vô cùng nguy hiểm.

Bệnh có diễn biến phát triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cho nên ngay khi có các triệu chứng bất thường của cơ thể thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

viem-mang-nao-do-mo-cau

Vi khuẩn não mô cầu thường gây ra bệnh gì, mức độ nguy hiểm ra sao?

Kỹ thuật chẩn đoán viêm màng não do mô cầu và các biện pháp điều trị bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm màng não mô cầu

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bằng cách ngoáy họng lấy chất nhầy ở thành họng, lấy máu hoặc chích mụn nước hoặc ban xuất huyết, lấy dịch não tủy.

Các kỹ thuật xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán bệnh viêm màng não mô cầu như:

  • Nhuộm gram soi kính hiển vi nhằm tìm ra song cầu khuẩn hình hạt cà phê, gram âm và thường nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân.
  • Kỹ thuật phân lập vi khuẩn não mô cầu.

Biện pháp điều trị bệnh viêm màng não do mô cầu

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Để điều trị và dự phòng bệnh viêm màng não do mô cầu thì kháng sinh như sunfamit, penicillin là các loại thuốc được sử dụng phổ biến.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra.

Liệu trình điều trị đặc hiệu cụ thể như:

  • Đối với trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: Sử dụng tiêm tĩnh mạch từ 2 – 3 lần trong khoảng 1 ngày dùng thuốc ampicillin với liều 200mg/ kg kết hợp với cephalosporin với liều 100mg/ kg
  • Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: Sử dụng tiêm tĩnh mạch từ 4 lần trong khoảng 1 ngày, dùng thuốc ampicillin với liều 200mg/ kg kết hợp với chloramphenicol 25 mg/kg hoặc ampicillin và cephalosporin.
  • Đối với người lớn dùng tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ với thuốc penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch cách 2 giờ/lần hoặc ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam. Duy trì thời gian điều trị trong khoảng 10 ngày.

Cách để phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Việc cần phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở cả người lớn và trẻ em đều rất cần thiết, theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng -–Bộ Y tế thì:

  • Nâng cao nhận thực của người dân bằng cách tuyên truyền cho họ nắm rõ thông tin về bệnh để phát hiện sớm, đồng thời tiến hành cách ly người bệnh, hợp tác với các cán bộ y tế để phòng dịch.
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường, nơi ở, lớp học thì cần thông thoáng, đủ ánh sáng, sạch sẽ.
  • Ở những nơi xuất hiện ổ dịch trước đó thì cần thực hiện giám sát, phát hiện trường hợp liên quan có triệu chứng sốt, viêm họng hầu. Nếu có điều kiện thì xét nghiệm bệnh nhân cũ và những người lân cận để tìm ra người mắc vi khuẩn não mô cầu.
  • Điều trị triệt để tại cơ sở y tế, tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.
  • Não mô cầu nhóm A hay gặp ở Việt Nam nhưng chưa có vaccine, do đó nên áp dụng biện pháp giám sát dịch tễ học nghiêm ngặt.

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh viêm màng não do mô cầu, từ đó tìm hiểu thêm cách cầm máu với mức độ nhẹ. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến thức y khoa khác cùng chuyên mục này.