Bệnh khô mắt là gì?
Bệnh khô mắt là do thiếu Vitamin A và sẽ dần diễn biến nghiêm trọng hơn. Vitamin A nếu bị thiếu dẫn đến khô mắt, tuyến dẫn nước mắt và phát triển quáng gà hoặc tổn thương nghiêm trọng đến giác mạc.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh khô mắt cũng là do cơ thể thiếu Vitamin A. Cơ thể của con người không thể tự sản sinh ra Vitamin A nên bạn phải hấp thụ loại Vitamin A từ những thực phẩm hàng ngày.
Bên cạnh đó thì Vitamin A cũng có chức năng quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim, thận, phổi và nhiều cơ quan khác.
Các yếu tố khác như nghèo đói với chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu sản phẩm từ động vật, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn.
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh khô mắt ở trẻ em
Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh khô mắt sẽ có phương pháp điều trị sớm. Một số các dấu hiệu để phát hiện bệnh khô mắt ở trẻ em như:
Khô kết mạc
Khi bị khô mắt lòng trắng sẽ khô mắt, sần sùi, sừng hóa và không ướt bóng. Nặng hơn lòng trắng sẽ dần trở nên mờ đục, nhăn nheo và chuyển sang màu xám nhạt, vàng nhạt.
Nếu nhận thấy lòng trắng của trẻ xuất hiện đám bọt xốp trắng và trẻ hay cụp mắt, chớp mắt khi tiếp xúc với ánh sáng.
Quáng gà
Đây là dấu hiệu điển hình của triệu chứng khô mắt ở trẻ em. Điều này khiến cho trẻ em đi lại vào buổi tối khó khăn hơn bình thường, dễ va phải đồ vật trong nhà. Trong bữa ăn tình trạng quáng gà cũng có thể khiến cho trẻ xúc trượt đồ ăn, nhìn nhầm người thân.
Khô nhuyễn giác mạc
Lúc này lòng đen của trẻ bị loét, nhuyễn nát tạo thành các ổ loét màu vàng, nhiễm khuẩn và bị thủng. Giai đoạn này vô cùng nguy hiểm trẻ có thể bị mù hoặc lòa, cắt bỏ nhãn cầu.
Ngoài các triệu chứng nổi bật ở trên thì bệnh khô mắt ở trẻ em sẽ kèm theo các triệu chứng viêm phổi, suy dinh dưỡng, sởi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Bệnh khô mắt ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài suốt một thời gian sẽ dẫn đến trẻ mệt mỏi, đặc biệt lâu dần sẽ chuyển thành khô mắt mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến thị lực sau này.
Tốt nhất ngay khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bất thường ở cơ thể, đặc biệt các dấu hiệu của thị lực thì nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách hơn.
Cách điều trị khô mắt ở trẻ
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ cần được uống Vitamin A với liều lượng 200 ngàn đơn vị quốc tế, ngày hôm sau tiếp tục sẽ uống liều tương tự từ 1 đến 4 tuần sau khi uống thêm 1 lần với liều lượng như trên. Đối với trường hợp các bé dưới 12 tháng tuổi thì chúng ta nên dùng một nữa liều (100 đơn vị quốc tế).
Hiện nay các cách để phòng khô mắt tốt nhất cho trẻ là:
Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 2 tuổi thì tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Chỉ nên sử dụng 1 tiếng/ ngày với trẻ em trong khoảng từ 3 – 5 tuổi. Tiếp xúc với thiết bị điện tử ở mức 2 tiếng/ ngày đối với trẻ em từ 6 – 18 tuổi.
Đến khoảng 9 tháng tuổi thì phụ huynh nên đưa con đi tiêm phòng bệnh sởi để hạn chế nguy cơ thiết Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em.
Bổ sung Vitamin A cho trẻ qua từng giai đoạn
Khoảng 6 tháng đầu trẻ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ để cung cấp đầy đủ Vitamin A cho trẻ và đây cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng với sự phát triển đầu đời của trẻ.
Mẹ đang mang thai hoặc trong thời kỳ nuôi con bằng sữa thì cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đã được cung cấp đầy đủ chất, khỏe mạnh.
Uống đủ nước: tất cả các bộ phận của cơ thể trẻ đều cần nước để duy trì và đảm bảo chức năng, bao gồm cả đôi mắt. Uống đủ nước giúp giữ ẩm cho mắt.
Trong 6 tháng tiếp theo khi trẻ đã dần ăn được thì mẹ nên bổ sung các nhóm dinh dưỡng khác nhau như: chất béo, chất đạm hoặc những loại muối khoáng để trẻ hấp thụ đầy đủ hơn.
Hàng năm theo chính sách hỗ trợ của nhà nước thì các cơ sở y tế địa phương sẽ tổ chức bổ sung Vitamin A liều cao 2 lần/ năm, các mẹ nên đưa con đến để uống và giúp bé dự trữ lượng Vitamin A trong khoảng 4 -–6 tháng.
Bổ sung Vitamin A qua những bữa ăn hàng ngày
Các món ăn như thịt, lòng đỏ trứng, sữa, các loại rau củ có màu vàng cam hoặc xanh (bí đỏ, cà rốt, đu đủ, rau dền)… đều giàu Vitamin, đặc biệt là Vitamin A nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
Tình trạng thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em là vấn đề quan trọng mà bất cứ các bậc ông bố bà mẹ nào cũng nên tìm hiểu và nắm rõ thông tin về bệnh để chăm sóc bảo vệ mắt của trẻ tốt nhất.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy khoa Điều dưỡng chia sẻ một số những dấu hiệu của bệnh khô mắt ở trẻ em, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.