Tìm hiểu hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng cho sự sống của cơ thể. Cơ thể của mỗi con người sẽ rất dễ dàng bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các tác nhân khác tấn công nên hệ thống miễn dịch giúp bạn được khỏe mạnh hơn và gặp nhiều những mầm bệnh khác nhau.
Hệ thống này trải dài khắp cơ thể và sẽ có nhiều sự liên quan đến nhiều loại tế bào, protein, cơ quan, mô, đặc biệt hệ thống có thể phân biệt mô của cơ thể và mô ngoại lai.
Khả năng miễn dịch của mỗi người là khác nhau và theo nguyên tắc chung thì sẽ hoạt động tốt hơn khi trưởng thành đây cũng chính là lý do mà thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ nhỏ.
Hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tốc có thể tấn công con người và dẫn đến một số căn bệnh.
Bên cạnh đó hệ miễn dịch còn có vai trò trong quá trình thải ghép ở các bệnh nhân đang trong quá trình phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc những cơ quan nội tạng. Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn sẽ gây ra bệnh lý khác như các bệnh tự miễn (tiểu đường ở trẻ vị thành niên, thiếu máu, viêm khớp dạng thấp), các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS…
Có ba loại miễn dịch hiện nay như:
- Miễn dịch bẩm sinh: Khi sinh ra cơ thể con người đều có một lượng miễn dịch nhất định. Nên khi các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giống như tuyến phòng thủ để chống lại mầm bệnh.
- Miễn dịch thích ứng: Hệ thống miễn dịch này sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Khi tiếp xúc với một số các yếu tố bệnh tật hoặc tiêm vắc xin thì cơ thể con người sẽ tạo ra kháng thể để chống lại những mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Qúa trình này sẽ tạo r a bộ nhớ miễn dịch.
- Miễn dịch thụ động: Đây là loại miễn dịch được mượn từ một nguồn khác và không thể tồn tại được trong suốt thời gian dài. Như các em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Tuy vậy hệ miễn dịch thụ động này sẽ bảo vệ được sức khỏe em bé khỏi các bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.
Các cách để tăng cường hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm vi khuẩn, virus, chống lại bệnh tật… Do đó việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch sẽ rất quan trọng. Cụ thể các c ách để tăng cường hệ thống miễn dịch như:
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống miễn dịch. Nếu bạn có thể ngủ ngon sau một giấc ngày dài hoạt động mệt mỏi thì sẽ giúp sản sinh ra chất meletonin, từ đó giúp ức chế hàm lượng estrogen, tăng cường được hệ miễn dịch.
Chính vì vậy cần đảm bảo được giấc ngủ từ 6 - 8 tiếng/ ngày để có một ngày hôm sau tràn đầy năng lượng hơn. Trường hợp bạn đang bị mất ngủ hoặc trằn trọc khó ngủ nên nhanh chóng tìm cách khắc phục để cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh
Có bữa ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin, chất xơ, khoáng chất và cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Một số các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tốt cho cơ thể như: các trái cây nhà họ cam, quýt, ớt chuông đỏ, gừng, sữa chua, hạnh nhân, động vật có vỏ, tỏi… Ăn nhiều rau củ quả cùng các loại hạt, các loại đậu sẽ giúp bạn được cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đáp ứng nhu cầu của hệ miễn dịch.
Duy trì vận động, tập luyện thể dục thể thao
Trong quá trình tập luyện thể dục, thể thao sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi trong cơ thể và giúp ích cho quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… cũng giúp giải phóng hormone endorphin giảm đau đơn, cải thiện được tình trạng căng thẳng, đồng thời tăng cường được hệ thống miễn dịch.
Hạn chế rượu, bia
Nếu lạm dụng rượu, bia sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và giảm đi sức đề kháng gây ra suy yếu hệ miễn dịch làm cho cơ thể không thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh.
Nên cần hạn chế sử dụng rượu, bia và chất kích thích để có sức đề kháng tốt nhất.
Giảm căng thẳng
Trong cuộc sống sẽ thường xuyên bị căng thẳng ở một thời điểm nào đó, điều này gây hại cho sức khỏe do những rối loạn hormone trong cơ thể tạo ra môi trường thuận lợi cho virus tấn công.
Nên để giữ sức khỏe tinh thần ở mức tốt nhất thì bạn có thể tập các bài ngồi thiền, suy nghĩ tích cực và trò chuyện với người thân xung quanh để kiểm soát căng thẳng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ
Môi trường sống và cơ thể sạch sẽ là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng. Nên hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến thực phẩm sống hoặc khi ho, hắt hơi…
Quét dọn nhà cửa, phòng ngủ để hạn chế được những tác nhân gây ra bệnh từ yếu tố môi trường tác động vào.
Tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng
Ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sẽ giúp ích rất nhiều đến quá trình sản sinh ra Vitamin D của da.
Khi mùa hè thì nên phơi nắng trong khoảng từ 10 - 15 phút. Khi cơ thể thiếu Vitami D sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Hạn chế việc dùng các loại thực phẩm đã qua chế biến
Trước đó đã có nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn uống thường xuyên sử dụng thực phẩm đã qua chế biến sẽ thấy rằng một lượng lớn calo có trong thức ăn nhanh và chế biến sẵn sẽ làm gia tăng các vấn đề như tăng viêm, có nguy cơ mắc ung thư hoặc các bệnh dị ứng.
Bổ sung đầy đủ Vitamin
Các nhóm Vitamin đều rất cần thiết cho sự sống và các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Khi có đủ các Vitamin tế bào miễn dịch sẽ phân chia nhanh nhất của cơ thể và chúng cần một lượng lớn các vitamin để tái tạo.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống miễn dịch, từ đó biết cách tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.