Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các biện pháp điều trị khi mắc tình trạng thai chết lưu

Cập nhật: 22/11/2021 09:16 | Trần Thị Mai

Thai chết lưu là một trong những nỗi mất mát lớn đối với các mẹ bầu. Điều này không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến  sức khỏe mà còn tác động rất xấu đến tâm lý của người mẹ. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng thai chết lưu như thế nào? Có cách nào để điều trị bệnh?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin tình trạng thai chết lưu.  

Các biện pháp điều trị khi mắc tình trạng thai chết lưu

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi đã chết ở trong bụng mẹ trước khi được sinh ra. Đa phần thì thai chết lưu sẽ tồn tại trong buồng tử cung trong khoảng 48 giờ, sau đó mới xổ ra bên ngoài.

Tuy nhiên thì tình trạng thai chết lưu sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với sảy thai do đều là tình trạng thai chết trong bụng mẹ. Nhưng căn cứ vào độ tuổi của thai mà phân biệt.  Trường hợp thai nhi chết trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì gọi là sảy thai và nếu thai nhi chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì sẽ là thai chết lưu.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu nhưng phổ biến hơn là:

  • Do thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh, có hoặc không có kèm theo bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Tình trạng dây rốn bất thường, sa dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra đã làm ngăn  chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Hoặc thai nhi bị dây tốn thắt nút, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai.
  • Nguồn nuôi dương thai nhi bị bất thường do bị bong tách khỏi tử cung quá sớm.
  • Do người mẹ mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp khi mang thai, béo phì hoặc tiền sản giật.
  • Trong tử cung thai nhi chậm tăng trưởng do thiếu dinh dưỡng cũng có thể khiến cho thai nhi có nguy cơ tử vong.
  • Mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng  bào thai khiến cho thai nhi  chậm phát triển và sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc gặp phải nhiều biến chứng trong thai  kỳ, trước và sau khi sinh.
  • Khi mẹ hoặc thai nhi bị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn cấp, ban đỏ, listeriosis, giang mai… vào trước tuần thứ 28 của thai kỳ sẽ có nguy cơ thai bị chết lưu.
  • Người mẹ thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây  hại từ môi trường như thuốc trừ sâu, carbon monoxide.
  • Trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi, bện lý đông máu khác.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng thai chết lưu ở mẹ bầu  như căng thẳng về  tài chính, bị thay đổi cảm xúc, quá căng thẳng trong thời kỳ mang thai, sử dụng thường xuyên thuốc lá hoặc cần  sa sẽ làm gia tăng nguy cơ thai chết lưu nhiều hơn so với người bình thường.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng thai chết lưu 

Nhận biết sớm triệu chứng thai chết lưu bao gồm:

  • Cử động thai nhi giảm và không còn cảm nhận thai máy của thai nhi sau khoảng 28 tuần. Việc chuyển động của thai nhi sẽ cho thấy dấu hiệu của thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, cử động thai nhi sẽ tăng dần trong suốt thai kỳ đến khi thai được 32 tuần tuổi và đến khi sinh. Để kiểm tra cử động thai mẹ có thể đếm số lần thai máy vào cùng một thời điểm trong ngày bắt đầu từ tuần thứ 28 trở di mức độ di chuyển trung bình của thai. Khi nhận thấy số lần thai máy có sự thay đổi hoặc không thể cảm nhận được thai di chuyển ít nhất 10 lần trong vòng 2 giờ thì cần được đến bệnh viên để được kiểm tra.
  • Nhận thấy tim thai có sự bất thường  siêu âm hoặc không nghe thấy nhịp tim thai.
  • Xuất hiện tình trạng bụng co cứng, có cảm giác nặng nề.
  • Âm đạo bị xuyết huyết.
  • Bầu vú không còn căng, đồng thời ngực tự động tiết sữa non.
  • Nước ối bị vỡ mặc dù chưa có các dấu hiệu chuyển dạ.
  • Đau lưng dữ dội, chóng mặt, hoa mắt.
  • Thân nhiệt sốt cao.
  • Mắc phải tình trạng chuột rút.

Nếu thai chết lưu được theo dõi y tế sẽ không gây nguy hiểm đến cho sức khỏe của thai phụ nhưng nếu trường hợp thai chết  lưu nhưng  mẹ bầu không có dấu hiệu chuyển dạ hoặc không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng, rối loạn máu đông gây đe dọa đến tidnh mạng  người mẹ. 

Bên cạnh đó thì các trường hợp thai chết lưu nhưng vỡ ối sớm khi chưa chuyển dạ sẽ gây ra  vi khuẩn dễ xâm  nhập qua màng ối gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng vùng buồng ối và dạ con.

Tình trạng thai chết lưu ngoài việc gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất thì nó còn làm ảnh hưởng đến tinh thần của người phụ nữ và gia đình. Cho nên ngay khi có các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai thì bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và  điều trị kịp thời.

thai-chet-luu
Thai chết lưu cần được xử lý sớm để không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe 

Các biện pháp điều trị xử lý thai chết lưu

Căn cứ vào tuổi thai mà các trường hợp thai chết lưu sẽ được bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý khác nhau và phù hợp. 

Thường thai nhi dưới 7 tuổi thì sẽ có thể tự tiêu biến và bị đẩy ra ngoài mà không cần can thiệp bên ngoài. Trường hợp thai lớn hơn bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đẩy thai hoặc dùng biện pháp hút thai.

Đối với thai chết lưu lớn hơn 8 tuần thì mẹ bầu cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị và xử lý đúng cách. Các biện pháp xử lý thai chết lưu an toàn và được điều trị phổ biến tại nhiều bệnh viện như:

Gây khởi phát chuyển dạ

Thai chết lưu cần được đẩy ra ngoài cần sớm và việc chuyển dạ tự nhiên luôn được khuyến khích. Khi các trường hợp thai phụ không tự chuyển dạ sau 2 tuần thai chết lưu bác sĩ cần can thiệp dùng thuốc kích thích chuyển dạ hoặc thủ thuật bấm ối khi chuyển dạ. Nếu thai chết lưu lâu trong cơ thể mẹ chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho người mẹ.

Phương pháp nong cổ tử cung - hút thai

Đây là một trong những biện pháp được xử lý để đẩy thai chết lưu ra ngoài một cách nhanh chóng. Tuy nhiên khi lựa chọn phương pháp này thai phụ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để hạn chế tới mức tối đa nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu sau nạo.

Sau khi thực hiện nong cổ tử cung - hút thai thì cần sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.  Có những trường hợp sau khi hút thai không hết còn sót lại rau hoặc mô thai dẫn đến nhiễm trùng tổn thương tử cung và aarnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Phương pháp mổ lấy thai chết lưu

Trường hợp người mẹ không đảm bảo dể thực hiện chuyển dạ tự nhiên hoặc hút thai, thai quá lớn khiến việc đưa ra từ đường dưới gặp khó khăn thì sẽ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai chết lưu.

Dù lựa chọn biện pháp xử lý thai chết lưu nào thì bạn cũng cần  lựa chọn thực hiện tại những cơ sở chuyên khoa uy tín để tránh được các  ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và khả năng mang thai sau này.

Hy vọng bài viết trên đây chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thai chết lưu, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.