Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có những phương pháp nào để điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em?

Cập nhật: 08/10/2022 15:51 | Trần Thị Mai

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh?... Những thắc mắc về bệnh tim bẩm sinh sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Có những phương pháp nào để điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em?

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là các dị dạng xuất hiện ở tim ngay từ khi còn trong bào thai. Cấu trúc tim của trẻ bị khiếm khuyết các chức năng hay hoạt động của tim bị ảnh hưởng, tuần hoàn máu trong cơ thể có các hoạt động bất thường.

Rất khó để xác định được những nguyên nhân gây ra bệnh suy tim bẩm sinh nhưng trong một vài trường hợp thì có thể là do:

Yếu tố di truyền:  Đây được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình thành dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Trong gia đình bố hoặc mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Do trong quá trình mang  thai mẹ bầu bị nhiễm độc, nhiễm bệnh: Khi mang thai người mẹ sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, ma túy, hút thuốc lá, sử dụng cà phê, tiếp xúc với các chất phóng xạ, tia X-quang, thường xuyên sống trong môi trường độc hại. cơ thể người mẹ bị nhiễm virus Rubella, Herpes, Cytomegalo… nên khi sinh ra trẻ dễ bị mắc dị tật bẩm sinh.

Trong thời gian mang thai phụ nữ sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để phá thai.

Mang thai khi lớn tuổi cũng gây ra tỷ lệ mắc hội chứng Down cao hơn, dẫn đến các phát triển tinh thần chậm hơn.

Triệu chứng bệnh tim bẩm sinh là gì?

Phát hiện sớm tình trạng bệnh tim bẩm sinh sẽ giúp hạn chế được tình trạng tử vong vì rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nên các bậc phụ huynh cần theo dõi thường xuyên cơ thể trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu để nhận biết bệnh tim bẩm sinh như:

  • Sau khi sinh trẻ sẽ không khóc và khi sinh ra, da sẽ bị tím tái.
  • Thường xuyên bị viêm phổi và sẽ tái đi tái lại hoặc bị nhiễm trùng.
  • Trẻ có các cơn ho liên tục kèm theo thở khò khè, tái đi tái lại.
  • Bề mặt da xanh xao, mồ hôi vã ra, các chi lạnh.
  • Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở không bình thường và bị lõm ngực.
  • Trẻ sơ sinh luôn thấy mệt nhiều, lạnh đầu chi, mạch yếu, huyết áp thấp, và giảm đáp ứng kích thích.
  • Tim đập bất thường, tim to, âm thổi;
  • Phát triển tinh thần và cả thể chất chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
  • Thực hiện bài tập bú sữa mẹ cho trẻ. Nếu nhận thấy trẻ không thể bú mẹ liên tục trong vài phút, nghỉ giữa chừng, sau đó có dấu hiệu của khó thở. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng tim yếu.

Danh mục về các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, nên ngay khi có những dấu hiệu của bệnh hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm.

Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh

Khi mắc bệnh tim bẩm sinh nếu không được điều trị sớm thì có thể dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe trẻ nhỏ, cụ thể như:

  • Nhịp tim không đều: Tim có nhịp đập không đều quá nhanh hoặc quá chậm. Một số trẻ bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị đột quỵ. Những mô sẹo ở trong tim ở những cuộc phẫu thuật khác sẽ làm cho biến chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc): đây là tình trạng bệnh nhiễm trùng của lớp lót bên trong của tim và sẽ xảy ra do vi khuẩn, vi trùng khác xâm nhập vào máu sau đo di chuyển đến tim. Trong trường hợp không được điều trị bệnh nhiễm trùng tim này sẽ làm hỏng, đồng thời phá hủy van tim và dẫn đến tình trạng đột quỵ.
  • Đột quỵ: Các dị tật bẩm sinh sẽ làm cho các cục máu đông đi đến não và qua tim sau đó dẫn đến ảnh hưởng hoặc chặn cungg cấp máu cho não dễ có nguy cơ mắc tình trạng đột quỵ.
  • Tăng huyết áp động mạch phổi: Đây là một loại huyết áp cao ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi. Có những dị tật bẩm sinh làm cho lưu lượng máu đến phổi tăng lên và sẽ tạo ra áp lực.
  • Suy tim (suy tim sung huyết): Khi tim không có đủ lượng máu để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Bệnh tim bẩm sinh có thể dẫn đến suy tim.
benh-tim-bam-sinh
Khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm

Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Các trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh cần được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra và cơ thể phát triển được bình thường hơn. Hiện nay việc điều trị bệnh tim bẩm sinh phổ biến theo các phương pháp như:

Dùng thuốc trong điều trị bệnh

Trường hợp trẻ bị mắc tim bẩm sinh ở mức độ nhẹ và các triệu chứng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc đặc trị nhằm ổn định nhịp tim hơn. Trẻ cần tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự sử dụng theo sở thích cá nhân vì sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Can thiệp tim mạch (thông tim)

Nhằm mục đích giúp cho việc lưu thông máu được dễ dàng hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành đưa vào một ống nhỏ qua các mạch máu ở ngoài, từ đó đưa vào nhưng thiết bị theo dõi để hỗ trợ được lỗ thông trong tim.

Can thiệp tim mạch là phương pháp có nhiều ưu điểm, bệnh tiên tiến với nhiều ưu điểm, hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn, thời gian hồi phục rất nhanh. Nhưng chi phí thực hiện khá cao và áp dụng điều trị cho những dị tật như thông liên thất, hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ...

Phẫu thuật tim

Khi mắc tim bẩm sinh và không thể sử dụng phương pháp thông tim can thiệp thì trẻ sẽ được chỉ định để tiến hành điều trị phẫu thuật để đóng những lỗ thông, mở rộng chỗ hẹp động mạch phổi và sữa hẹp eo động mạch chủ.... Phương pháp mổ tim nội soi sẽ giúp giảm đau đớn, hạn chế chảy máu, hồi phục nhanh và ít để lại sẹo. Tuy nhiên ở trường hợp người bệnh nặng và không thể điều trị bằng phương pháp khác thì các bác sĩ sẽ đề xuất phương án cấy ghép tim cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.