Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mắc hẹp ống sống? Có cách nào để phòng ngừa bệnh không?

Cập nhật: 15/10/2022 11:33 | Trần Thị Mai

Hẹp ống sống là căn bệnh diễn ra phổ biến hiện nay, tuy rằng căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ gây ra những trở ngại đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh hẹp ống sống dưới bài viết!  

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mắc hẹp ống sống? Có cách nào để phòng ngừa bệnh không?

Hẹp ống sống là gì? Nguyên nhân gây ra hẹp ống sống

Cột sống của cơ thể người tạo nên từ sự xếp chồng lên nhau của nhiều đốt sống. Mỗi xương đốt sống đều có 1 lỗ sống để cho tủy sống đi qua. Ống sống chính là phần khoang rỗng được tạo thành từ sự sắp xếp chồng lên nhau qua các lỗ sống của các xương sống và là nơi chứa đựng tủy sống của những rễ thần kinh.

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Bệnh lý này diễn ra khá phổ biến với những người trên 50 tuổi và một số ít gặp ở người trẻ tuổi.

Căn bệnh này thường diễn biến rất chậm và tiến hành trong nhiều năm hoặc qua vài thập kỷ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hẹp ống sống hoặc là do bẩm sinh hoặc là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, gai đôi đốt sống chèn vào ống sống. Đó cũng là 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra hẹp ống sống như:

- Nguyên nhân hẹp ống sống bẩm sinh: có nhiều trường hợp người sinh ra đã có một phần ống sống nhỏ hơn mức bình thường.

- Nguyên nhân hẹp ống sống do bệnh lý:

  • Sự thoái hóa có thể dẫn đến hình thành các gai xương từ thân đốt sống, gai xương sẽ phát triển lan vào trong ống sống, gây chèn ép tủy sống.
  • Các dây chằng cột sống có sự thoái hóa làm cho các dây chằng dày lên và làm cho lòng ống sống bị hẹp.
  • Mắc tình trạng viêm khớp cột sống dẫn đến các khớp to lên nhiều dẫn đến chúng chèn ép vào ống sống.
  • Người bệnh mắc tình trạng thoát vị địa đệm bị phình ra và làm giảm đường kính sau của ống sống.
  • Viêm khớp cột sống sẽ làm phì đại các diện khớp cột sống làm hẹp ống sống.
  • Thoái hóa đĩa đệm: khi chiều cao của địa đệm bị giảm đi làm cho dây chằng vàng bị uốn cong gây chèn ép vào ống sống.
  • Các bệnh lý về xương hoặc đã từng mắc chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân dẫn đến hẹp ống sống.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp ống sống khác mà chưa được liệt kê ở trên.

Triệu chứng bệnh hẹp ống sống

Người mắc bệnh hẹp ống sống thường phải trải qua các cơn đau âm ỉ, có lúc đau dữ đội dẫn đến cơ thể mệt mỏi hoặc luôn căng thẳng.

Tùy thuộc vào từng vị trí bị hẹp ống sống mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Những vị trí thường mắc hẹp ống sống là đoạn cổ, hẹp ống sống phần thắt lưng.

  • Các triệu chứng hẹp ống sống vùng cổ như:

Thường đau mỏi ở vùng vai gáy kèm theo triệu chứng tê, yếu.

Những trường hợp bị chèn ép nặng ở đoạn cao có thể bị liệt tứ chi.

  • Các triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng như:

Đau lưng ở vùng thắt lưng.

Xuất hiện đau nhức ở vùng mông, đùi, chân trong một thời gian dài.

Mông hoặc chân bị tê, ngứa ran.

Chân trở nên yếu hơn, khi di chuyển hoặc vận động khó khăn. Có những trường hợp chân bị một chân hoặc ảnh hưởng cả 2 chân.

Đi bộ trong thời gian dài càng đau chân nhiều hơn. Khi cong người ra trước hoặc ngồi xuống sẽ càng đau hơn và đau tái phát ở vị trí tư thế thẳng.

Đại, tiểu  tiện không tự chủ do tổn thương vùng đuôi ngựa.

Tùy thuộc vào yếu tố như độ rộng hẹp của cuộc sống, hẹp nhiều hay ít… do đó mà triệu chứng khi mắc hẹp ống sống của mỗi người cũng không giống nhau. Cho nên người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

hep-ong-song
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh hẹp ống sống?

Biện pháp điều trị bệnh hẹp ống sống

Thực hiện các phương pháp phù hợp với mức độ của bệnh nhằm làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cụ thể các phương pháp được điều trị phổ biến hẹp ống sống hiện nay như:

Điều trị nội khoa

Sử dụng một số loại thuốc như kháng viêm, giảm đau để hạn chế tình trạng sưng, đau xảy ra. Tuy nhiên để việc dùng thuốc đạt hiệu quả cao thì cần tuân thủ theo hướng  dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng theo sở thích cá nhân.

Việc tiến hành tiêm ngoài màng cứng có thể chỉ định giảm tạm thời các triệu chứng của hẹp ống sống. khi thực hiện tiêm cần nhờ nhân viên y tế để đúng cách, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên việc tiêm cortisone hiếm khi khỏi hẳn bệnh nhưng chúng có thể làm giảm đau 50% các trường hợp. 

Vật lý trị liệu hoặc các bài tập thể dục

Thực hiện các phương pháp massage, châm cứu, chườm lạnh, chườm nóng… sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng.

Người bệnh cũng có thể tiến hành thay đổi hoạt động hàng ngày cho phù hợp hơn với tình trạng bệnh để ổn định, bảo vệ cột sống như đi bộ trong khi cong lưng về phía trước và tay chống gậy hay tỳ vào tay đẩy xe hàng thay vì đi bộ đứng thẳng lưng; đạp xe..

Phương pháp phẫu thuật

Đối với các trường hợp điều trị bằng những phương pháp ở trên không mang lại hiệu quả thì sẽ được tiến hành phẫu thuật.

Trên thực tế có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như: Phẫu thuật giải ép thần kinh, làm rộng ống sống đơn thuần; hoặc kết hợp đặt dụng cụ hỗ trợ cột sống liên gai sau silicon, phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm kèm hàn xương cố định; phẫu thuật nội soi mở cửa sổ xương giải ép... 

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà sẽ có phương pháp phẫu thuật phù hợp như đối với người bệnh bị loãng xương cần dùng vít loãng xương cố định sau khi được giải ép thần kinh.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh hẹp ống sống

Việc phòng ngừa bệnh hẹp ống sống bằng cách thay đổi lối sống sẽ giúp ích nhiều cho tình trạng bệnh. Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt và lối sống sẽ giúp hạn chế bệnh xuất hiện và phát triển. Cụ thể sau:

  • Những thói quen xấu có hại cho xương khớp cần được loại bỏ. Điển hình như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, nghiện rượu bia…
  • Chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Trong trường hợp người đã bị hẹp ống sống thì nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn để có thể theo dõi diễn biến của bệnh.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhằm hạn chế căng thẳng, áp lực khiến cho thoái hóa xương sớm.
  • Duy trì vận động và tập luyện thể thao đều đặn để giúp xương linh hoạt, dẻo dai hơn. Đây là cách để phòng ngừa hầu hết bệnh xương khớp.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh và dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Những thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn có nhiều dầu, muối cần hạn chế để tránh phá hủy hệ xương khớp.
  • Thực hiện giảm cân nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, gây áp lực nhiều  lên khung xương.

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ bệnh hen phế quản thì nếu bạn đọc có bất cứ thắc  mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.