Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách điều trị hiệu quả bệnh phù phổi cấp

Cập nhật: 12/03/2022 10:36 | Trần Thị Mai

Những bệnh nhân bị bệnh tim cấp hoặc mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh phù phổi cấp. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm thì sẽ có thể điều trị kịp thời và cứu sống người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn dấu hiệu nhận biết bệnh.  

Cách điều trị hiệu quả bệnh phù phổi cấp

Nguyên nhân gây ra bệnh phù phổi cấp

Phù phổi cấp là tình trạng bị ngạt thở cấp làm cho nước ra ngoài mao mạch phổi quá nhiều gây nên phù phổi. 

Khi mắc bệnh phù phổi cấp sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho tính mạng nên cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Căn cứ vào diễn biến của bệnh phù phổi cấp mà sẽ chia thành 3 giai đoạn như: Giai đoạn mao mạch, giai đoạn kẽ và giai đoạn phế nang.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phù phổi cấp như do sự mất thăng bằng của việc trao đổi nước giữa những tổ chức mao mạch phổi, phế nang. Hiện có hai nguyên nhân gây phù phổi chính là phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương, cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh như:

  • Phù phổi cấp huyết động: Đây là tình trạng tăng đột ngột áp lực dịch trong lòng mao mạch sẽ làm cho huyết tương thoát vào khoảng kẽ và phế nang mà không gây ra những tổn thương. Khi phù phổi bị cấp huyết động do các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh van tim, viêm cầu thận cấp, khi thực hiện các thủ thuật chọc tháo dịch màng phổi, do truyền dịch quá nhiều hoặc nhanh.
  • Phù phổi cấp tổn thương: Sự thoát dịch huyết huyết tương qua màng mao mạch phế nang - mao mạch không tăng áp lực dịch trong lòng mao mạch. Bệnh do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh vật, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy do phế cầu, dịch hạch thể phổi…

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phù phổi cấp mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phù phổi cấp

Các triệu chứng của bệnh phù phổi cấp sẽ khá rõ ràng nên người bệnh cần chú ý sức khỏe để không gây nhầm lẫn so với những bệnh lý khác.

Một số các triệu chứng nhận biết bệnh phù phổi cấp như:

  • Người bệnh cảm thấy lo lắng kèm theo vã mồ hôi.
  • Thở nhanh, khó thở, đặc biệt khi ngủ cần phải ngồi dậy để thở.
  • Môi tím và đầu chi.
  • Khạc đờm có màu bọt hồng.
  • Nhịp tim đập nhanh trong khoảng từ 100 - 140 lần/ phút nghe giống như nhịp ngựa phi thất trái.
  • Có nhịp huyết áp bình thường hoặc tăng mà không rõ nguyên nhân.
  • Các đợt phù phổi cấp kéo dài sẽ gây ra tụt huyết áp hoặc rối loạn ý thức.

Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như phù chân, trướng bụng, mỏm tim bị lệch ra ngoài hoặc xuống phía dưới liên sườn…. 

Danh mục về triệu chứng của bệnh phù phổi cấp sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây phù phổi. Chính điều này người bệnh cần theo dõi sức khỏe và nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh phù phổi cấp

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Khi người bệnh có những triệu chứng lâm sàng của bệnh phù phổi cấp thì sẽ cần được chỉ định thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán bệnh như:

Chụp X-quang: Nhằm phát hiện ra mỗ kẽ, phù phế nang, đặc biệt là phù lan tỏa hình cánh bướm từ phía rốn ra khu vực ngoại biên.

Thực hiện kỹ thuật điện tâm đồ: Để phát hiện chính xác những dấu hiệu của bệnh tim do thiếu máu cục bộ.

Siêu âm tim: tình trạng tạm ổn sẽ được bác sĩ yêu cầu chụp siêu âm tim, trong trường hợp khẩn cấp sẽ được chẩn đoán có biến chứng cơ học do ngồi máu cơ tim cấp.

benh-phu-phoi-cap

Bệnh nhân có thể phải thở máy trong cơn phù phổi cấp

Phương pháp điều trị phù phổi cấp

Khi người bệnh có triệu chứng của phù phổi cấp thì sẽ cần được đưa ra hướng xử lý nhanh chóng nhằm cách cứu sống người bệnh.

Các phương pháp điều trị phù phổi cấp như:

Cấp cứu cho người bị phù phổi cấp

Lúc này người  bệnh cần được cung cấp đầy đủ oxy đồng thời loại bỏ dịch ra khỏi phổi, hỗ trợ hô hấp để xử lý tình trạng phù phổi cấp. Bao gồm:

  • Hỗ trợ thở

Trường hợp người bệnh bị đe dọa gây ra khó thở thì cần sử dụng phương pháp đặt máy, nội khí quản để hỗ trợ thở.

Ngay khi người bệnh bị khó thở cấp tính sẽ cần sử dụng ngay thở máy không xâm lấn. Hoặc ngay khi người bệnh có dấu hiệu lơ mơ, tím tái, hôn mê thì có thể cần đặt nội khí quản để được hỗ trợ thở sớm. Ngoài ra cần theo dõi sát tình trạng thở của người bệnh để can thiệp thở nhanh chóng.

  • Sử dụng thuốc điều trị

Bác sĩ chuyên khoa chỉ định người bệnh thực hiện các loại thuốc như:

Thuốc Morphin theo đường tiêm tĩnh mạch: Dùng theo đúng liều lượng từ 2 - 5mg, nhắc lại sau khoảng 10 - 25 phút nếu cần thiết.

Thuốc Nitroglycerin theo đường tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầulà 10mg/ phút. Tùy vào khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh mà tăng liều dùng.

Thuốc Furosemide: Sử dụng tiêm 20 - 40mg và tăng theo liều nhắc lại theo đúng chỉ định.

Trường hợp người bệnh bị huyết áp thấp hoặc có các dấu hiệu sốc tim thì cần sử dụng thuốc vận mạch.

  • Chạy thận, lọc máu

Trường hợp người bệnh không đáp ứng được các loại thuốc điều trị nội khoa thì sẽ cần thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc siêu lọc máu.

Điều trị phục hồi và phòng ngừa tái phát

Các trường hợp mắc phù phổi cấp sẽ cần được điều trị sớm và hồi phục nhanh chóng nên sau quá trình điều trị sẽ cần thực hiện chăm sóc bằng những biện pháp để phục hồi nhanh chóng hơn.

Điều trị bệnh tim mạch: Điều trị tích cực sẽ giúp hạn chế tiến triển của bệnh và ngăn ngừa chứng phù phổi cấp.

Kiểm soát mỡ máu: cholesterol xấu sẽ làm cho diễn biến bệnh lý về tim mạch, phổi trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó người bệnh cần thực hiện chế độ ăn ít chất béo, tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tốt lượng mỡ máu.

Tránh xa việc hút thuốc lá bởi trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại đến phổi và hoạt động của cơ quan này. 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng bệnh phù phổi cấp, tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.