Bệnh gãy xương đòn có nguy hiểm không?
Gãy xương đòn là gì?
Gãy xương đòn là khi một người nào đó bị đánh mạnh vào vai hoặc bị ngã trong tư thế cánh tay dạng ra và cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.
Nguyên nhân gãy xương đòn
Xương đòn gãy có thể do bị ngã đập vai xuống đất. Bên cạnh đó, nó cũng có thể xảy ra do té ở tư thế dạng tay hoặc bị đánh trực tiếp vào xương đòn. Đối với những đứa trẻ sơ sinh, bị gãy xương đòn có thể xảy ra khi bé được sinh qua ngã âm đạo có khung chậu hẹp.
Những đối tượng dễ bị gãy xương đòn
- Hiện tượng gãy xương đòn khá phổ biến trong thể thao, đặc biệt là trong thể thao gắng sức như bộ môn bóng đá hoặc các môn thể thao có nguy cơ ngã hay va chạm mạnh như đua xe đạp, trượt ván.
- Ở trẻ sơ sinh việc gãy xương đòn cũng có thể xảy ra nếu xương chậu của mẹ bị hẹp. Đây là một trường hợp rất nguy hiểm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gãy xương đòn
Trong cuộc sống, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây gãy xương đòn, chẳng hạn như:
- Những người vận động viên thể thao thường xuyên phải tham gia các hoạt động gắng sức, đặc biệt là các bộ môn bóng đá, đấu vật. Trong quá trình thi đấu, người tham gia có thể bị ngã , va chạm mạnh dẫn đến hiện tượng gãy xương đòn hoặc dễ bị chấn thương.
- Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ. Theo thống kê, việc gãy xương đòn thường xuyên xảy ra ở người trẻ tuổi, thanh thiếu niên do họ thường xuyên tham gia chơi thể thao, tuy nhiên điều đó cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi. Khi tuổi càng cao thì khả năng bị gãy xương do va chạm lại càng tăng lên chất xương khi đó sẽ không còn được chắc khỏe như thanh niên nữa, giòn và dễ gãy. Do đó, bạn nên thật cẩn thận tránh những va chạm mạnh, tác động mạnh từ bên ngoài.
- Cân nặng của thai nhi lớn cũng là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị gãy xương đòn trong quá trình mẹ chuyển dạ.
Ảnh chụp X-quang một người bị gãy xương đòn
Triệu chứng thường gặp của gãy xương đòn
Các triệu chứng phổ biến của gãy xương đòn bao gồm:
- Khi bị gãy xương đòn, bạn sẽ cảm thấy sưng, đau và xuất hiện vết bầm dọc theo xương đòn;
- Những cơn đau sẽ có chiều hướng tăng mạnh và bạn còn có thể cảm nhận được tiếng “rắc” khi cố cử động vai hay cánh tay;
- Những người bị gãy xương đòn có thể bị biến dạng ở xương gãy;
- Phần vai bị sụp hoặc chùng xuống về phía trước hay phía dưới;
- Khi trẻ sơ sinh bị gãy xương đòn thường không thể cử động cánh tay.
Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu:
- Bạn có cảm thấy tay bị tê hoặc có có cảm giác châm chích;
- Bạn cảm thấy rất đau và việc sử dụng thuốc giảm đau không còn hiệu quả;
- Vai của bạn có hiện tượng bị biến dạng và xương đâm ra da;
- Bạn không thể cử động cánh tay của mình.
Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán gãy xương đòn
- Để chẩn đoán bị gãy xương đòn ban đầu các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tình huống chấn thương xảy ra.
- Các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cảm giác và sức cơ cánh tay, bàn tay và ngón tay để xem có tổn thương thần kinh hay không.
- Nếu nghi ngờ xương đòn bị gãy, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chụp X-quang vai để chẩn đoán thêm. Hình ảnh chụp X-quang có thể hiển thị hình ảnh của xương đòn bị gãy và mức độ nghiêm trọng của nó hoặc xương khác có bị gãy hay không.
- Trong một số trường hợp, Bạn có thể được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính CT scan để xem xét các vết nứt một cách chi tiết hơn.
Phương pháp phổ biến để điều trị gãy xương đòn bao gồm:
- Chườm đá: Sau khi bị gãy xương đòn trong khoảng 2-3 ngày đầu tiên bạn có thể giảm đau bằng cách chườm đá xung quanh khu vực bị gãy.
- Hỗ trợ cánh tay: Các bác sĩ có thể sẽ sử dụng một băng đeo tay trong vòng khoảng 6 tuần để giữ cho cánh tay luôn cố định bên cạnh đó cũng giữ cho xương đòn của bạn không bị trật khớp cho đến khi nó lành;
- Thuốc: Để kiểm soát cơn đau hoặc kiểm soát nhiễm trùng bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Vật lý trị liệu: Sau khi bị gãy xương đòn, bạn có thể cảm thấy khó khăn để cử động cánh tay của mình do đã được cố định trong một thời gian dài. Vì vậy, những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết để giúp bạn giảm độ cứng trong khi vẫn băng đeo tay cũng như khi xương đã lành để hỗ trợ phục hồi hoàn toàn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:
- Khi chơi thể thao, làm việc nặng bạn cần phải mặc đồ bảo hộ thể thao hoặc mặc đồ bảo hộ lao động thật cẩn thận;
- Trong quá trình chơi, hoặc tham gia thi đấu thể thao, bạn nên nắm vững được những cách giảm thiểu nguy cơ té ngã, va chạm mạnh. Để có được những phương pháp tốt nhất bạn nên hỏi thật kỹ người huấn luyện viên của bạn.
- Chế độ ăn uống cũng là một trong những điều cần phải lưu ý nếu muốn có được một bộ xương chắc khỏe. Bạn nên ăn những chất giàu canxi, vitamin D,...
- Thường xuyên vận động với những bài tập thể dục nhẹ nhàng để tránh những hiện tượng cứng xương khớp.
Bạn vừa tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh gãy xương đòn do Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn cung cấp. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm những thông tin về các bệnh khác để các bạn nắm được những kiến thức cơ bản có thể phòng ngừa, giảm thiểu những nguy cơ gây bệnh trong cuộc sống hàng ngày.