Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hoại tử chỏm xương đùi có nguy hiểm không?

Cập nhật: 15/03/2022 11:00 | Trần Thị Mai

Hoại tử chỏm xương đùi là căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tàn tật cho người mắc bệnh nhưng sẽ có những diễn biến âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh hoại tử chỏm xương đùi.  

Hoại tử chỏm xương đùi có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra hoại tử chỏm xương đùi

Chỏm xương đùi là thành phần cấu tạo lên khớp háng và chỏm xương đùi hình dạng ⅔ khối cầu có hướng lên trên và vào trong.

Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng chỏm xương đùi bị phá hủy do thiếu nuôi dưỡng. Điều này dẫn đến tình trạng xương hoại tử tổ chức xương và sụn, ban đầu vùng chỏm xương thưa dần sau đó hình thành lên các ổ khuyết xương và sau dẫn đến gãy xương dưới sụn và sau đó gây ra xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng và lâu dần dẫn đến tàn phế.

Một số các nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử chỏm xương đùi như:

  • Do người bệnh bị chấn thương khớp háng trật khớp hoặc gãy cổ xương đùi.
  • Người lạm dụng thuốc lá, rượu bia làm tổn thương gây viêm mạch máu mạn tính và làm tắc các mao mạch nuôi dưỡng chỏm xương đùi và dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi.
  • Người có tiền sử mắc bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
  • Người thường xuyên lạm dụng những loại thuốc có chứa corticoid.
  • Mắc bệnh lý tăng động và tắc mạch tự phát.
  • Đặc trưng nghề nghiệp như công nhân làm thợ mỏ, thợ lặn.

Bên cạnh đó có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc hoại tử chỏm xương như:

Người có độ tuổi cao và mức độ mắc bệnh xu hướng sẽ tăng theo độ tuổi.

Nam giới có nguy cơ cao mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Người có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, acid uric, rối loạn chuyển hóa lipid…

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hoại  tử chỏm xuong đùi mà chưa được liệt kê. Nếu người bệnh có các thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng hoại tử chỏm xương đùi

Bệnh hoại tử chỏm xương đùi sẽ có diễn biến bệnh âm thầm và ít có các dấu hiệu nhận biết điển hình bao gồm:

  • Vùng khớp háng bị đau và các cơn đau sẽ xuất hiện từ vùng bẹn xuống mặt trong đùi hoặc đau lan ra mông. Có trường hợp bị đau ở khớp gối nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang bênh lý khác.
  • Xuất hiện cảm giác đau ở một bên hoặc cả hai bên khớp háng. Mức độ đau gia tăng khi người bệnh vận động hoặc đứng lên, đi lại.
  • Khó khăn trong việc ngồi xổm hoặc không thể ngồi xổm lên được.
  • Giai đoạn diễn biến bệnh thì cảm giác đau càng gia tăng và hạn chế các vận động khớp háng.
  • Bệnh hoại tử vo mạch chỏm xương đùi sẽ ít có các triệu chứng ở giai đoạn sớm mà bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn mới có thể nhận biết ra bệnh.

Danh mục về các triệu chứng nhận biết bệnh hoại tử do mạch chỏm xương đùi chưa được liệt kê đầy đủ, do đó để hạn chế được những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thì ngay khi có các triệu chứng bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách nhất.

Bệnh hoại tử chỏm xương đùi là một trong những biến chứng nghiêm trọng đối với các bệnh lý xương đùi bao gồm cả nguyên nhân do chấn thương và không do chấn thương. Hậu quả của beehj là viêm khớp mạn tính, sụp đầu xương đùi hoặc không còn khả năng vận động của khớp gây ra tàn phế.

hoai-tu-chom-xuong-dui
Hoại tử chỏm xương đùi qua hình ảnh chụp X-quang

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh hoại tử chỏm xương đùi

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào những biểu  hiện lâm sàng của người bệnh để kết hợp các yếu tố có nguy cơ cao gây ra bệnh như: bị tiền sử chấn thương khớp háng, người có sử dụng rượu, bia, mắc bệnh nội khoa mạn tính, độ tuổi… từ đó đưa ra cách chẩn đoán bệnh hoại tử chỏm xương đùi.

Một số các kỹ thuật để chẩn đoán bệnh hoại tử chỏm xương đùi như:

Chụp X-quang khớp háng: Chụp góc nghiêng và thẳng để có kết quả chẩn đoán hình ảnh hoại tử chỏm xương đùi.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nếu khi hình ảnh trên phim X-quang không rõ thì sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán sớm tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.

Các phương pháp điều trị phổ biến của bệnh hoại tử chỏm xương đùi hiện nay bao gồm:

Điều trị bảo tồn

Trường hợp bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi chưa thực hiện thay khớp nhân tạo thì cần thực hiện các biện pháp bao gồm:

Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau để giảm đau tốt hơn.

Cần giảm trọng lượng cơ thể nếu đang bị béo phì và nên đi với gậy để giảm áp lực lên khớp háng.

Dành thời gian nghỉ ngơi đồng thời không nên mang vác nặng hoặc chạy nhảy. 

Tránh xa việc hút thuốc lá, kiêng rượu.

Ngưng việc sử dụng các nhóm thuốc dạng corticoid dạng uống.

Điều trị phẫu thuật thay khớp

Trong trường hợp người bệnh có diễn biến nghiêm trọng sẽ cần được thay thế khớp háng. Hiện có 3 loại chính là:

  • Thay chỏm: Tiến hành cắt bỏ chỏm xương đùi và thay thế vào đó một chỏm giả có chuôi gắn vào ống tủy xương đùi. Loại chỏm này sẽ dễ gây mòn mặt khớp của ổ cối nên thời gian sử dụng ngắn, trung bình khoảng 5 năm và thích hợp sử dụng cho người già lớn tuổi và ít hoạt động.
  • Thay khớp toàn phần: Hiện nay với những người dưới 50 tuổi cần phải thay khớp háng, người ta chế tạo loại khớp háng không dùng ximămg acrylic để gắn kết các bộ phận giả.
  • Thay khớp háng toàn phần: Phươn pháp này sử dụng các ổ khớp được chế tạo bằng gốm cao cấp hoặc carbon có giá thành đắt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng thay phức tạp và ít thông dụng hơn.

Bệnh hoại tử chỏm xương đùi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do đó có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh hoại tử chỏm xương đùi, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.