Cuồng nhĩ là tình trạng diễn ra khi các tâm nhĩ bắt đầu đập nhanh hơn vì có sự xuất hiện của nhiều luồng xung điện bất thường. Các tâm nhĩ rung lên là là lúc chúng đang cố gắng co, tuy nhiên sự co thắt này diễn ra quá nhanh. Nhịp đập bình thường của các tâm nhĩ là khoảng 60 – 100 lần/ phút nhưng khi đập nhanh có thể lên đến 300 lần/ phút.
Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh cuồng nhĩ
Nguyên nhân gây ra cuồng nhĩ
Theo các bác sĩ đang trực tiếp giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì hiện nay có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh cuồng nhĩ, phần lớn sẽ là các bệnh lý liên quan đến tim mạch, cụ thể như:
- Huyết áp tăng cao bất thường.
- Có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim.
- Van tim có những bất thường.
- Người mắc dị tật bẩm sinh.
- Mắc bệnh cường giáp.
Bên cạnh những nguyên nhân chính ở trên thì còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng của bệnh cuồng nhĩ như:
- Độ tuổi: Những người trẻ sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh cuồng nhĩ hơn người lớn tuổi.
- Có tiền sử mắc bệnh lý: người bệnh trước đó đã mắc các bệnh lý về tim mạch như: đã từng phẫu thuật tim, bị nhồi máu cơ tim, van tim có các vấn đề….
- Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích vì có thể làm tăng huyết áp.
- Di truyền: trong gia đình đã có người bị mắc bệnh cuồng nhĩ.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác khiến cho bạn bị mắc cuồng nhĩ, tuy nhiên chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết và chính xác.
Các dấu hiệu của bệnh cuồng nhĩ
Một số dấu hiệu chính báo hiệu bạn đã mắc bệnh cuồng nhĩ như:
- Có các hiện tượng choáng váng, chóng mặt, muốn ngất.
- Khả năng di chuyển, nói chuyện hoặc ăn uống bị hạn chế trong thời gian ngắn.
- Ngực có cảm giác đau, thường xuyên đánh trống ngực.
- Khó thở, thở khò khè do lượng máu được cung cấp đến tim bị giảm dẫn đến suy tim.
- Gặp phải các vấn đề về hô hấp khác.
Bệnh cuồng nhĩ có thể xảy ra thường xuyên và không thường xuyên nên triệu chứng của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh cuồng nhĩ
Sau khi khám lâm sàng và có chẩn đoán người bệnh đã mắc bệnh cuồng nhĩ thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một vài kỹ thuật để đưa ra kết quả chính xác. Bao gồm:
- Điện tâm đồ: đây chính là phương pháp để giúp theo dõi các hoạt động cũng như nhịp điệu của tim. Thông qua đó sẽ đọc được điện tim và nắm được khả năng tống máu của tim cũng như tốc độ của tim.
- Siêu âm tim: là kỹ thuật để kiểm tra các bất thường của tim bằng cách sử dụng sóng tiêu âm tần số cao. Siêu âm tim là kỹ thuật không xâm lấn và cũng không sử dụng đến các bức xạ nên sẽ ít khi xảy ra các tác dụng phụ. Có rất nhiều kiểu siêu âm tim khác nhau nên tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà sẽ được chỉ định phương pháp siêu âm tim phù hợp.
- Chụp X-quang: để nắm rõ các hình ảnh và tình trạng của phổi và tim.
Các phương pháp điều trị bệnh cuồng nhĩ
Tất cả các phương pháp đều nhằm mục đích khắc phục được nguyên nhân làm rối loạn nhịp tim và giảm nhanh số lần tim đập.
Dùng phương pháp điều trị nào sẽ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
- Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng nhằm kiểm soát tốt tần số co của các tâm thất để nhịp đập của tim được bình thường hơn. Việc dùng thuốc trong điều trị tâm nhĩ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ nhằm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Điều trị kháng đông
Khống chế nhịp thất: Phương pháp này chỉ dùng cho đường tĩnh mạch và không dùng cho đường uống, các loại thuốc như Adenosine, Verapamil, Diltiazem, Digoxin, ức chế beta…
Chuyển nhịp tim và duy trì tốt nhịp xoang: So với rung nhĩ thì sinh bệnh học của cuồng nhĩ sẽ không giống nhau, cơ chế vòng vào lại trong buồng nhĩ, do đó muốn chuyển về nhịp xoang thì cần dùng một số phương pháp như:
- Phá vòng vào lại bằng cách tạo nhịp vượt tần số.
- Dùng kỹ thuật cắt đốt điện sinh lý.
- Sốc điện đồng bộ 2 pha với mức độ thấp hoặc tiêm tĩnh mạch bằng thuốc Ibutilide.
- Dùng nhóm thuốc Ia để ngăn ngừa cuồng nhĩ tái phát và giúp duy trì nhịp xoang. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cũng cần cân nhắc thật kỹ và dùng đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
- Phương pháp khảo sát điện sinh lý
Khi thực hiện khảo sát điện sinh lý thì bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào đó để đưa ra các biện pháp khác phù hợp với sức khỏe và mức độ người bệnh như: đặt máy tạo nhịp, phẫu thuật, đốt sóng cao tần…
Các cách phòng bệnh cuồng nhĩ
Có những thói quen sinh hoạt nếu được thay đổi phù hợp sẽ kiểm soát tốt triệu chứng và các diễn biến của bệnh cuồng nhĩ, bao gồm:
- Tái khám định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ đã hẹn để nắm rõ tình hình sức khở.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của những người có năng lực chuyên môn không được phép sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị theo sở thích cá nhân.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng các tác nhân gây hại như uống rượu, bia, cà phê...
- Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim mạch.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, không nên để béo phì.
- Xen kẽ thời gian nghỉ ngơi với làm việc để giảm căng thẳng, tạo áp lực lên tim.
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh cuồng nhĩ nói riêng thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác, cụ thể.