Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều cần biết về hội chứng Reye ở trẻ em

Cập nhật: 16/04/2022 08:16 | Trần Thị Mai

Hội chứng Reye là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì đối tượng thường gặp là trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn những thông tin về hội chứng Reye.  

Những điều cần biết về hội chứng Reye ở trẻ em

Nguyên nhân hội chứng Reye

Hội chứng Reye là bệnh lý não – gan, bệnh chủ yếu sẽ xuất hiện ở những trẻ em sau khi hồi phục từ căn bệnh nhiễm virus cấp tính như bệnh cúm và thủy đậu, tuy hội chứng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.

Hiện nay Hội chứng Reye bao gồm 2 nhóm chính là: hội chứng não cấp và hội chứng thoái hóa mỡ ở các phủ tạng như não, thận, tim đặc biệt là thoái hóa gan. Bệnh lý này có nguy cơ gây tử vong ở trẻ em.

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phải triển của bệnh có thể kể đến như:

  • Thuốc Aspirin chính là một yếu tố gây ra nguy cơ mắc Hội chứng Reye khi sử dụng thuốc này và sau nhiễm virus hoặc vi trùng trong bệnh cúm và bệnh thủy đậu ở trẻ em.
  • Có thời gian tiếp xúc với độc tố như những loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và sơn sẽ làm gia tăng khả năng mắc chứng bệnh này.
  • Hội chứng Reye chủ yếu sẽ ảnh hưởng  đến trẻ có độ tuổi dưới 18, đặc biệt nhiều ở trẻ trong khoảng từ 4 – 12 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sơ sinh hoặc thanh niên bị ảnh hưởng.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các yếu tố dẫn đến khả năng mắc Hội chứng Reye, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Các triệu chứng của bệnh Reye

Ban đầu khi mới mắc bệnh sẽ rất khó để nhận biết những trong khoảng từ 3 – 7 ngày sẽ diễn biến rất nhanh. Một số các triệu chứng điển hình của Hội chứng Reye như:

  • Đột nhiên có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn liên tục.
  • Rối loạn ý thức và dẫn đến hôn mê, khả năng xảy ra co giật khoảng 85%.
  • Hôn mê trong thời gian dài gây đến giãn đồng tử, tư thế mất não, thay đổi trường lực cơ, nghiêm trọng hơn có thể ngừng thở.
  • Hành vi thay đổi thường khó chịu và thay đổi tính cách.
  • Rất hay buồn ngủ.
  • Có các triệu chứng của hạ huyết áp kèm theo rối loạn nước điện giải.
  • Trẻ gặp vấn đề khó khăn trong việc nhận ra người thân.

Do các triệu chứng nhận biết của Hội chứng Reye dễ khiến bạn nhầm lẫn với những bệnh lý khác, nên ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu nặng thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Xuất hiện tình trạng co giật.
  • Bất tỉnh, hôn mê.
  • Sau khi bị bệnh cúm hoặc thủy đậu thấy trẻ nôn nhiều lần.
  • Trẻ ngủ mê mệt trong thời gian dài.
  • Hành vi thay đổi đột ngột.

Biến chứng nguy hiểm nhất của Hội chứng Reye nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tử vong nên ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường cần thăm khám sớm.

Mặc dù vậy triệu chứng của mỗi người sẽ không giống nhau do còn tùy  thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa nên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt sau khi bị nhiễm virus hoặc sau khi dùng aspirin trong điều trị bệnh.

Kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh

Kỹ thuật dùng trong chẩn đoán Hội chứng Reye

Căn cứ vào các triệu chứng và sau khi thăm khám lâm sàng trên người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác hơn:

  • Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa máu.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định chính xác nguyên nhân gây ra thay đổi hành vi ở  người bệnh.
  • Sinh thiết gan nhằm loại trừ các yếu tố gây ảnh hưởng đến gan.
  • Sinh thiết da: kỹ thuật này giúp kiểm tra rối loạn quá trình oxy hóa acid béo hoặc rối loạn trao đổi chất.
  • Chọc dịch não tủy: đây là xét nghiệm bắt buộc với hầu hết người bệnh có triệu chứng nghi ngờ mắc Hội chứng Reye. Từ đó  giúp phân biệt với những bệnh lý khác như nhiễm trùng màng bao quanh não và tủy sống.
hoi-chung-reye

Thuốc Aspirin có liên quan đến bệnh reye 

Các biện pháp điều trị Hội chứng Reye

Khi đã xác định chính xác mức độ bệnh nhờ vào kết quả của các kỹ thuật chẩn đoán thì dựa vào thể trạng của người bệnh mà đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, cụ thể như sau: 

  • Dùng glucose và điện giải bằng cách tiêm tĩnh mạch.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm giảm bớt áp lực nội sọ và không bị mất nước qua đường tiểu.
  • Hạn chế cơn động kinh xảy ra bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh.
  • Một số các loại thuốc giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu diễn ra.
  • Trong trường hợp người bệnh bị khó thở cần hỗ trợ thêm bằng máy thở.

Quá trình điều trị Hội chứng Reye người bệnh cần tuyệt đối  tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên  khoa để đạt hiệu quả cao và hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh

Theo giảng viên Cao Đẳng Y Dược chia sẻ phụ huynh nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn như:

  • Nhận thấy trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, cha mẹ có thể dùng paracetamol để giúp trẻ giảm đau, tuy nhiên cần dùng đúng theo liều lượng tương ứng với cân nặng. Nếu trường hợp không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh thì nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế tới mức tối đa sử dụng thuốc có chứa aspirin vì các chất có trong thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ.
  • Chú ý tìm hiểu kỹ thông tin, thành phần của thuốc để tránh nguy cơ vô tình sử dụng aspirin cho trẻ, đặc biệt trong các loại thuốc như thuốc giảm cân, thuốc chống buồn nôn, thuốc cảm lạnh, thuốc điều trị viêm xoang… có thể chứa aspirin.
  • Trẻ bị nhiễm virus trong các bệnh đường hô hấp trên như cúm, thủy đậu thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị hiệu quả chứ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng reye.

Thông qua bài viết này đã giúp chúng ta có thêm một phần nào đó kiến thức về Hội chứng Reye. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.