Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư mà bạn cần biết

Cập nhật: 10/03/2022 08:47 | Trần Thị Mai

Bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới. Để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo sớm dưới bài viết!  

Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư mà bạn cần biết

Ung thư là tập hợp những bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không có kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.

Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể với tuổi thọ nhất định. Do đó trong quá trình điều hòa nếu một tế bào chỉ nhận được chỉ thị hoạt động kém đi hoặc chết thì cơ thể sẽ thực hiện thay  thế bằng một tế bào mới hoạt động tốt hơn. Còn đối với các tế bào ung thư khi thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết, hậu quả là dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và những chất dinh dưỡng sẽ thường nuôi dưỡng những tế bào khác. 

Hiện nay có hơn 200 loại bệnh ung thư khác nhau. Tên gọi của các ung thư thường gọi theo cơ quan mà nó phát sinh (tế bào ung thư phát sinh từ phổi thì gọi là ung thư phổi, xuất hiện tế bào ung thư ở đại tràng thì gọi là ung thư đại tràng…) Hoặc tên ung thư cũng có thể gọ theo theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô, ung thư liên kết.

Nguyên nhân gây ra ung thư

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, tuy nhiên phổ biến nhất  vẫn là do:

Đột biến DNA

Nguyên nhân ban đầu mắc bệnh ung thư là do những thay đổi trong các tế bào. Một tế bào có chứa DNA bên trong sẽ được đóng gói thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gen sẽ chứa một bộ phận hướng dẫn cho những tế bào chức năng nào sẽ thực hiện và đồng thời cũng tương tự cách phát triển và phân chia. Khi xảy ra lỗi trong hướng dẫn có thể khiến cho những tế bào ngừng hoạt động bình thường, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

Có lối sống thiếu lành mạnh

Việc bạn thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều  hơn một ly rượu hàng ngày, tiếp xúc trong thời gian dài với ánh nắng mặt trời, cơ thể bị thừa cân béo phì, quan hệ tình dục không an toàn… đều có thể gây ra bệnh ung thư.

Di truyền

Trong gia đình của bạn đã có người mắc ung thư thì khi đó các đột biến gen sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Để kiểm tra xem bạn có khả năng mắc ung thư do di truyền hay không thì cần thực hiện xét nghiệm.

Ô nhiễm môi trường

Khi môi trường sống xung quanh có ẩn chứa nhiều hóa chất độc hại như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư. Hoặc bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc lá do sống với người hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố tạo điều kiện cho việc hình thành, phát triển các tế bào ung thư như:

  • Độ tuổi: có những trường hợp mắc ung thư cần mất rất nhiều thời gian để phát triển nên có khi đến trung niên hoặc lớn tuổi mới phát hiện mắc bệnh. Ung thư là bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
  • Tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính như viêm loét đại tràng… sẽ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.

Các triệu chứng của bệnh ung thư

Mặc dù biết rằng mỗi loại bệnh ung thư sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, tuy nhiên một số các triệu chứng nhận biết sớm của bệnh ung thư bao gồm:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Dưới da có xuất hiện vùng u lên bất thường.
  • Trọng lượng cơ thể thay đổi nhanh chóng.
  • Bề mặt da thay đổi màu sắc vàng hoặc sạm da hơn.
  • Có các vết lở loét hoặc xuất hiện nhiều nốt ruồi trong thời gian ngắn.
  • Thói quen hàng ngày về ruột hoặc bàng quang (nhu cầu ăn uống, đi cầu, đi tiểu) thay đổi bất thường.
  • Mắc triệu chứng khó thở, khó nuốt hoặc khàn tiếng.
  • Cơ, khớp bị đau mà chưa xác định được nguyên nhân,
  • Dấu hiệu chảy máu, bầm tím xảy ra bất thường.

Sẽ còn có rất nhiều các triệu chứng khác của bệnh ung thư mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh nên chú ý sức khỏe, đi khám định kỳ. Nếu xảy ra bất cứ thắc mắc nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

benh-ung-thu
Mỗi loại ung thư sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, người bệnh không được phép chủ quan

Biến chứng của bệnh ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư người bệnh có thể gặp phải một số các biến chứng như:

  • Đau: cảm giác đau không phải loại ung thư nào cũng gây ra nhưng cũng có thể trong quá trình điều trị mà người bệnh bị đau đớn.
  • Cơ thể mệt mỏi: do quá trình điều trị liên quan đến hóa trị hoặc xạ trị, tuy nhiên chỉ mang tính kéo dài tạm thời.
  • Khó thở, buồn nôn: Khi mắc ung thư hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư đều có thể gây ra khó thở hoặc buồn nôn.
  • Thay đổi hóa học trong cơ thể: chính các tế bào ung thư khi hình thành và phát triển sẽ gây ra những đảo lộn về sự cân bằng hóa học bình thường trong cơ thể, gây ra biến chứng nghiêm trọng. Dấu hiệu để nhận biết biến chứng này là thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, có các dấu hiệu bị nhầm lẫn.
  • Mắc các vấn đề về não và hệ thần kinh: có những trường hợp mắc ung thư sẽ chèn lên các dây thần kinh xung quanh và gây đau nhức, mất đi chắc năng của một bộ phận trong cơ thể, đặc biệt các ung thư liên quan đến não sẽ gây ra đau đầu, các dấu hiệu hay những triệu chứng giống với bệnh đột quỵ hoặc một bên cơ thể bị yếu đi.
  • Ung thư di căn: khi ung thư tiến triển thì sẽ gây lan rộng đến những bộ phận khác của cơ thể.
  • Ung thư tái phát: người bệnh khi đã sống sót sau khi ung thư có thể bị tái phát lại, tuy nhiên cũng có những loại ung thư có khả năng tái phát cao hơn.
benh-ung-thu
Nên chẩn đoán ung thư càng sớm càng tốt để có thể điều trị tốt nhất

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư là gì?

Căn cứ vào từng loại và mức độ mắc bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phương pháp điều trị khác nhau. Ban đầu khi nghi ngờ bạn mắc ung thư bác sĩ sẽ yêu cầu khám sức khỏe tổng thể bệnh nhân. Những phương pháp phổ biến chữa ung thư như:

  • Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ đi các tế bào ung thư nhằm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh lây lan. 
  • Hóa trị: giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng các loại thuốc mục tiêu đến các tế bào đang phân chia bất thường. 
  • Xạ trị: Phương pháp này sẽ dùng tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó có thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện bức xạ để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc giảm các triệu chứng liên quan đến khối u.
  • Cấy ghép tế bào gốc(tủy xương): khi tiến hành phương pháp điều trị này, bác sĩ có thể dùng liều hóa trị cao hơn để điều trị ung thư. Tác dụng của cấy ghép tủy gốc giúp sửa chữa tủy xương bị bệnh với các tế bào gốc khỏe mạnh. 
  • Liệu pháp hormone: các loại thuốc thay đổi hoạt động một số hormone hoặc can thiệp vào khả năng sản xuất của cơ thể để giúp loại bỏ hoặc ngăn chặn các hormone cung cấp năng lượng cho một số bệnh ung thư để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
  • Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do việc sử dụng các phương pháp điều trị ở trên gây ra. Đồng thời một vài loại thuốc sẽ giúp hạn chế tế bào ung thư phát triển và tồn tại.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp ích nhiều hơn cho quá trình điều trị ung thư, cụ thể như:

  • Tránh xa việc hút thuốc lá vì yếu tố này có liên quan rất nhiều đến những loại ung thư khác như: ung thư phổi, miệng, họng, bàng quang, thanh quản…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với việc bổ sung nhiều loại trái cây và rau quả, hạn chế việc sử dụng đồ ăn  nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ hộp nhiều chất bảo quản.
  • Luôn giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định đồng thời duy trì việc hoạt động thể chất nhằm giúp sức khỏe được ổn định để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Tia cực tím có hại (UV) từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Sử dụng quần áo bảo hộ hoặc bôi kem chống nắng nếu bạn phải ra ngoài.
  • Khám bệnh định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh nhằm thay đổi phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ các thông tin bệnh ung thư, nếu bạn đọc có bất cứ thắc  mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.