Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh ấu trùng sán lợn cần được điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Cập nhật: 12/01/2022 05:21 | Trần Thị Mai

Ấu trùng sán lợn là gì? Có các triệu chứng nào để nhận biết? Phương pháp nào để điều trị ấu trùng sán lợn? Phòng ngừa bệnh ra sao?... Hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh ấu trùng sán lợn ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Bệnh ấu trùng sán lợn cần được điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Ấu trùng sán lợn hay còn gọi là bệnh sán dây là bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến.

Hiện nay trên thế giới theo thống kê có khoảng 100 triệu người mắc bệnh ấu trùng sán lớn đa phần là do tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Trên thực tế ở Việt Nam bệnh thường gặp ở các vùng miền, các tỉnh thành. Cho đến hiện tại thì có đến 55 tỉnh, thành phố xuất hiện các trường hợp mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Bệnh ấu trùng sán lợn phần lớn là do ăn những thực phẩm có nhiễm bẩn, nhiễm trứng sán dây lợn. Sau khi vào trong cơ thể người thì trứng sẽ nở ra ấu trùng. Ấu trùng di chuyển đến ruột non và xuyên vào thành ống tiêu hóa và máu và tiếp tục đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… Đây là trường hợp nhiễm từ môi trường bên ngoài vào phía bên trong cơ thể nên sẽ thấy ít ấu trùng ở các mô.

Còn khi người bệnh ăn thức ăn có nhiễm nang sán chưa được nấu chín hoặc đã chứa sán trưởng thành trong ruột. Khi đốt sán đã già đi sẽ rụng xuống nhu động ruột và đẩy ngược lên phía dạ dày. Lúc này chịu ảnh hưởng của acid dạ dày làm tiêu đi vỏ nang sán và từ đó giải phóng ra trứng sán, ấu trùng với số lượng lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang.

Nguyên nhân gây ra ấu trùng sán lớn 

Bệnh ấu trùng sán lợn nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của các ấu trùng sán lợn trong cơ thể người ở nhiều vị trí khác nhau như trong não, trong mắt, cơ…

Trên thực tế thì ở nước ta có nhiều loại sán dây ký sinh và gây bệnh trên nhiều vật chủ quan khác như phần lớn là 3 loại sán dây như: sán dây bò và 2 loạn sán dây lợn.

Bên cạnh đó bệnh ấu trùng sán lợn là do thức ăn dung nạp vào cơ thể bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn chưa được nấu kỹ. Các ấu trùng sán lợn chết chỉ khi được nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong khoảng 2 phút.

Ngoài những nguyên nhân ở trên thì còn có các yếu tố khác như thói quen ăn uống mất vệ sinh như ăn rau sống, tiết cạnh, gỏi… hoặc thường xuyên sử dụng các món ăn không được nấu chín như nem thính, nem chua…

  • Vệ sinh kém: khi không được tắm rửa sạch sẽ thường xuyên thì sẽ vô tình nhiễm các chất bị ô nhiễm qua đường miệng.
  • Tiếp xúc với vật nuôi: những nơi có phân động vật hoặc các con vật không được vệ sinh kỹ càng thì dễ là nguồn lây bệnh.
  • Sinh sống tại môi trường đang có tiềm ẩn dịch bệnh thì bạn sẽ dễ tiếp xúc với trứng sán dây.

Nếu người bệnh còn thắc mắc các nguyên nhân, yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ấu trùng sán lợn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Các triệu chứng nhận biết ấu trùng sán lợn

Tùy thuộc vào vị trí khu trú của nang mà sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như:

  • Trường hợp các nang sán nằm trong cơ thể thì sẽ xuất hiện có những u nhỏ với kích thước từ 1 – 2cm, bằng hạt đỗ xanh, tuy nhiên không gây đau hay ngứa và thường nằm ở các vị trí cơ vân.
  • Trường hợp các nang sán nằm trong não người bệnh có các triệu chứng liệt tay, chân, nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc bị động kinh.
  • Trường hợp các nang sán nằm trong mắt sẽ làm ảnh hưởng đến thị lực, tăng nhãn áp, nghiêm trọng hơn có thể gây mù…

Bên cạnh đó một số các dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
  • Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, đau bụng.
  • Bị tiêu chảy trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Trọng lượng cơ thể sụt nhanh chóng do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Khi các ấu trùng sán dây đã di chuyển ra khỏi ruột và tạo thành các nang ở những mô khác thì sẽ làm ảnh hưởng đến nội tạng và xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt.
  • Hình thành các khối nang và khối u.
  • Gặp các triệu chứng thần kinh như co giật.
  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng.

Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và được điều trị sớm thì ngay khi  nhận thấy các triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có kết quả chính xác.

benh-au-trung-san-lon
Bệnh nhiễm trùng sán lợn có thể do con đường ăn uống

Ấu trùng sán lợn có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà cơ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

Nhìn chung các ấu trùng sán lợn khi xâm nhập vào cơ thể đều làm cản trở đến quá trình hấp thụ thức ăn ở đường tiêu hóa. Điều này kép dài sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng khiến ng bệnh mệt mỏi, suy dinh dưỡng, xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến thị lực.

Sán dây trưởng thành gây nhiễm độc thần kinh sẽ gây ra biến chứng cho hệ thần kinh trung ương làm liệt các dây thần kinh, có triệu chứng nói ngọng, ảnh hưởng đến thị lực, trường hợp bị tai biến nghiêm trọng làm bệnh nhân tử vong.

Cực kỳ nguy hiểm nếu ấu trùng sán lợn tấn công vão não và tim làm sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và để lại biến chứng.

Phương pháp điều trị bệnh ấu trùng sán lớn

Có những trường hợp mắc ấu trùng sán lợn mà không cần điều trị vì sán dây có thể tự bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên đa phần sẽ dùng các phương pháp điều trị ấu trùng sán lợn như:

  • Thuốc trừ giun sán: các nang sán dây bị sưng hoặc viêm ở trong những mô. Người bệnh cần đến toa thuốc có corticosteroid như prednisone hoặc dexamethasone, để làm giảm viêm.
  • Dùng các loại thuốc điều trị chống viêm.
  • Điều trị chống động kinh bằng các loại thuốc tây.
  • Phương pháp đặt shunt: khi nhiễm trùng xâm lấn có thể gây ra nhiều dịch não tủy nên cần đặt shunt vĩnh viễn ở trong đầu để hút dịch não tủy.
  • Phẫu thuật: Khi các nang này phát triển trong gan, phổi, mắt thì cần sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ ngăn ngừa việc ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan khác.

Ngoài ra kết hợp thêm các thói quen sinh hoạt lành mạnh để nhằm hạn chế tối đa diễn biến của ấu trùng sán lợn như:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, chế biến hợp vệ sinh trong chế biến thịt lợn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm sống như thịt lợn tái, nem chua, tiết canh, rau sống... vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành. 
  • Có biện pháp xử lý phân tươi, đặc biệt ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn. 
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; vệ sinh môi trường sống cho người và vật nuôi;
  • Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn;
  • Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tẩy giun sán 6 tháng một lần đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên

Như vậy bài viết trên được các giảng viên ngành Điều dưỡng của nhà trường đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin về bệnh ấu trùng sán lợn mà ai cũng cần biết giúp bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân thật tốt. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.