Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh quai bị kiêng gì? Các lưu ý trong quá trình điều trị bệnh?

Cập nhật: 20/05/2021 09:58 | Trần Thị Mai

Quai bị là căn bệnh diễn ra khá phổ biến, hầu hết ai cũng đều sẽ mắc phải. Mặc dù bệnh lành tính những nếu quá chủ quan điều trị không đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy khi mắc bệnh quai bị nên kiêng gì và ăn gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức y khoa.  

Bệnh quai bị kiêng gì? Các lưu ý trong quá trình điều trị bệnh?

Tìm hiểu về bệnh quai bị

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm nguyên nhân chính là do virus Paramyxovirus gây ra và khiến cho bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.

Đối tượng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao là trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 14 tuổi. Do các em còn quá nhỏ dễ tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau và không biết cách phòng tránh.

Quai bị có thể lây nhiễm cho người khác qua tuyến nước bọt nếu thường xuyên tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần. Khi virus tấn công vào cơ thể sẽ tồn tại và phát bệnh trong khoảng từ 12 – 24 ngày. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sưng các tuyến nước bọt.

Nhìn chung, bệnh quai bị không quá nghiêm trọng, ở mức độ nhẹ song những biến chứng mà chúng để lại tương đối nghiêm trọng. Vì thế, khi mắc bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần phải điều trị dứt điểm để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng.

Mắc bệnh quai bị kiêng gì?

Để tình trạng bệnh quai bị không diễn biến nặng, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra thì khi mắc bệnh cần chú ý kiêng:

Kiêng gió và nước

Có nhiều người cho rằng đây là quan niệm cổ hủ, sai lầm ngày xưa nhưng thực chất gió và nước lạnh là hai yếu tố làm gia tăng triệu chứng sưng, đau của bệnh.

Nên tốt nhất trong quá trình mắc bệnh cần chú ý mặc quần áo dài để che chắn gió lạnh. Hạn chế ra ngoài khi không thật cần thiết để quá trình điều trị bệnh được rút ngắn hơn.

Kiêng nước nhưng người bệnh vẫn cần vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước ấm để tiêu diệt vi khuẩn, virus, tuyệt đối không nên ngâm mình quá lâu trong nước.

Hạn chế hoạt động mạnh

Hoạt động quá mạnh trong thời gian mắc bệnh quai bị có thể dẫn đến biến chứng sưng đau tinh hoàn ở nam giới, nếu gặp phải trường hợp này không điều trị sớm có thể khiến vô sinh.

Do đó khi mắc bệnh quai bị thì người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, điều này giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, từ đó sức đề kháng được nâng cao để chống lại bệnh tật.

Không sử dụng thuốc theo ý kiến cá nhân

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, tuy vậy bác sĩ, dược sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc để chống bội nhiễm do vi khuẩn, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, rút ngắn thời gian trị bệnh. Trường hợp bệnh diễn biến nặng có thể được chỉ định dùng Globulin miễn dịch kết hợp.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Kiêng ăn một số thực phẩm

Thực phẩm chua, cay, thịt gà và các món ăn làm từ nếp sẽ khiến tình trạng bệnh quai bị của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính những thực phẩm ở trên sẽ khiến cho tuyến nước bọt của người bệnh hoạt động nhiều hơn, tăng tiết nước bọt khiến cho chỗ quai bị sưng to hơn.

Các món ăn được làm từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh trôi… sẽ làm cho người bệnh càng thêm đau nhức.

Thịt gà là món ăn dai và khi sử dụng trong bữa ăn thì người bệnh cần cố gắng nhai, từ đó mà ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang bị sưng viêm. Bên cạnh đó thịt gà cũng là thực phẩm khó tiêu hóa nên cực kỳ không tốt cho người bệnh đang mắc quai bị.

Thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến quai bị, do đó cần tránh chúng.

Đồ ăn đã qua chế biến để đông lạnh có thể có tác động xấu đến cơ thể vì chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản đặc biệt nếu hệ thống miễn dịch của bạn không đủ mạnh.

quai-bi-kieng-gi
Những thức ăn dạng lỏng, mềm sẽ giúp giảm bớt cơn đau khi ăn của người mắc quai bị

Người mắc bệnh quai bị nên ăn gì?

Thời gian hồi phục được rút ngắn cũng là nhờ một phần vào chế độ ăn nên rất cần xây dựng thực đơn phù hợp cho người bệnh nhằm cung cấp đầy đủ dương chất cho cơ thể. Cụ thể như:

Sử dụng những thức ăn dạng lỏng và mềm

Việc ăn uống của người bệnh sẽ trở nên khó khăn vì bệnh nhân bị sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt. Vì vậy mà những thức ăn dạng lỏng như: canh, cháo, ngó sen, súp… cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Đồng thời nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa ăn trong ngày để hạn chế việc nhai mạnh và quá lâu ở một khoảng thời gian.

Uống nhiều nước

Người bệnh bị quai bị thường hay bị sốt cao dẫn đến mất nước vì vậy bù đủ lượng nước và chất điện giải mất đi để cơ thể được cân bằng là việc cực kỳ cần thiết. Người bệnh nên uống nước ấm vừa phải không được quá nóng, quá lạnh… để giúp giảm cơn đau.

Nhưng nhớ chỉ nước lọc còn nước có gas và chất kích thích thì sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và nguy cơ để lại các biến chứng là rất gần.

Việc súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng.

Bổ sung những món ăn từ rau xanh

Tất cả mọi người đều nên bổ sung rau xanh hàng ngày, đặc biệt là những người mắc bệnh quai bị vì rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch cả về số lượng lẫn chất lượng.

Các món ăn làm từ đậu, đỗ

Trong các món ăn được làm từ đậu, đỗ có chứa rất nhiều các loại Vitamin cần thiết như: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B1… hàm lượng dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức đề kháng nên nếu ăn nhiều sẽ chống lại bệnh tật tốt.

Người quai bị nên ăn đậu tương ninh nhừ, đậu xanh hàng ngày để bệnh tình mau chóng thuyên giảm trong khoảng từ 4 – 6 ngày.

Những lưu ý điều trị quai bị

Ngoài các nhóm thực phẩm người mắc bệnh quai bị nên kiêng thì người bệnh cần phải lưu ý nhiều thứ khác trong sinh hoạt như:

Bệnh quai bị có khả năng lây nhiễm cao nên để tránh bùng dịch thành đại dịch thì ngay khi phát hiện mình bị quai bị bạn cần phải cách ly với xung quanh, không tới những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện. Nếu thành viên trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn nên cách ly, không dùng chung vật dụng cá nhân và nên sinh hoạt, ăn uống riêng với những người còn lại trong gia đình.

Trong quá trình bị bệnh có thể dùng chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ bằng dung dịch muối nhất là với bệnh quai bị ở trẻ em

Không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian như mực tàu, lọ nồi, đắp lá cây hoặc dán cao vào vừng bị sưng… Điều này sẽ khiến cho da của bạn bị nóng, bỏng và tạo điều kiện cho vi trùng từ ngoài xâm nhập vào tuyến mang tai khiến cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn và nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Người mắc bệnh quai bị nên dành thời gian nghỉ tại nhà để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm sang người khác. Nếu bệnh không xảy ra các biến chứng thì sẽ có thể tự khỏi trong từ 5 - 7 ngày. Sau 10 ngày thì ở vùng mang tai sẽ giảm sưng dần và hồi phục hoàn toàn.

Giữ môi trường luôn được sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các vật dụng trong nhà

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh quai bị, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám đồng thời có hướng điều trị thích hợp, ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang người khác, đồng thời tránh biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số thông tin người mắc bệnh quai bị kiêng gì?, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.