Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó.
Bệnh thường gặp nhiều ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi. Nam giới sẽ gặp tình trạng này nhiều hơn nữ giới.
Ở những vị trí tổn thương khác nhau sẽ có những hướng lan cơn đau khác nhau.
Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa
Bất cứ điều gì gây kích thích và ảnh hưởng đến dây thần kinh đều sẽ gây ra cảm giác đau từ nhẹ đến nặng. Do đó sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Một số các nguyên nhân cụ thể như:
Do bệnh lý thoát vị địa đệm gây chèn ép vào dây thần kinh. Nhiệm vụ chính của đĩa đệm là giảm sốc cho cột sống, thắt lưng. Tuy nhiên có các trường hợp đĩa đệm bị thoát vị ra bên ngoài và đè lên cùng dây thần kinh và sẽ tạo ra các cơn đau đớn.
Viêm khớp thoái hóa: chính điều này gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa hoặc các khối u sẽ chèn dây thần kinh tọa, cơ nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu.
Do bị hẹp tủy sống hoặc có khối u trong cột sống, nhiễm trùng.
Các nguyên nhân khác gây ra đau dây thần kinh tọa có thể là do chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây ra kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, tổn thương thân đốt sống thường do vi khuẩn, lao, u…
Lao động nặng ở tư thế sai, các động tác thay đổi đột ngột, chấn thương… đây cũng chính là các yếu tố làm khởi phát tình trạng đau thần kinh tọa.
Bên cạnh đó yếu tố về tâm lý cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoặc tái phát đau thần kinh tọa.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh đau thần kinh tọa
Các triệu chứng của đau thần kinh tọa bao gồm:
- Cảm giác đau dọc dây thần kinh tọa thường xảy ra đột ngột hoặc sau khi xảy ra gắng sức, sang chấn vùng thắt lưng.
- Cơn đau có thể âm ỉ hoặc cấp tính phụ thuộc vào bệnh nhân có thay đổi tư thế hay không. Mức độ đau dữ dội sẽ thường xảy ra về đêm hơn là ban ngày.
- Trường hợp bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ chân, bàn chân hoặc ở một vị trí nào khác.
- Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể làm cho việc di chuyển khó khăn hoặc không thể đi lại được.
Sẽ còn có các triệu chứng khác của bệnh đau thần kinh tọa khác chưa được liệt kê ở trên do đó nếu người bệnh thắc mắc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc đau thần kinh tọa thì hãy nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Cụ thể khi nhận thấy có các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Các cơn đau kéo dài quá 1 tuần và mức độ đau ngày càng tồi tệ hơn.
- Cảm giác đau đột ngột ở những vị trí như lưng, chân hoặc bị tê hoặc cơ chân yếu hơn.
- Gặp phải tình trạng khó khăn trong việc kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Việc điều trị đau thần kinh tọa cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ bệnh mà bạn đang mắc phải.
- Đối với những trường hợp nhẹ và vừa có thể dùng điều trị nội khoa.
- Cũng có những trường hợp sẽ tự phục hồi mà không cần điều trị.
- Tuy nhiên đối với những người bệnh có các biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác thì cần can thiệp ngoại khoa.
- Nếu do nguyên nhân ác tính gây ra đau thần kinh tọa thì cần phải điều trị giải ép cột sống và kết hợp với nhiều phương pháp điều trị chuyên khoa khác nhau.
Cụ thể các phương pháp được dùng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa như:
Phương pháp điều trị nội khoa
Khi ở phương pháp này người bệnh sẽ dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc Vitamin nhóm B… để giảm cơn đau cho người bệnh.
Việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu quá lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ như loét dạ dày, thủng dạ dày, tổn thương chức năng gan, thận…
Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu trong thời gian điều trị bệnh.
Phương pháp điều trị vật lý trị liệu
Đối với trường hợp người bệnh mắc các cơn đau cấp tính và điều trị bằng phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng điều trị vật lý trị liệu.
Người bệnh có thể điều trị tại các khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm chuyên về vật lý trị liệu để thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc thủy châm… Hoặc dùng kết hợp với các phương pháp như chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, từ trường, điện châm, tắm nhiệt, tắm suối khoáng…
Hy vọng những thông tin ở trên về tình trạng đau thần kinh tọa ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.