Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý do hậu quả của tuổi tác và mài mòn khớp. Các triệu chứng của bệnh sẽ gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, lâu dần sẽ dẫn đến tàn phế và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đây là căn bệnh chủ yếu gặp ở những người lớn tuổi, dựa vào mức độ của bệnh mà sẽ được phân loại cụ thể như:
- Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Chiếm 50% trường hợp và thường gặp ở những người trên 60 tuổi.
- Thoái hóa khớp háng thứ phát với các dạng phân nhỏ như:
- Thoái hóa khớp háng sau chấn thương gãy cổ xương đùi, vỡ ổ cối hoặc trật khớp háng.
- Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
- Thoái hóa khớp hàng trên nền dị dạng cũ: trật khớp háng, thiểu sản khớp háng…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp háng bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát, bao gồm:
- Tiền sử mắc khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao, thoái hóa khớp gối.
- Chấn thương khớp háng do lao động, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang…
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên nên dễ bị thoái hóa khớp háng.
- Thoái hóa khớp háng từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
- Thoái hóa khớp háng mắc biến chứng của các bệnh lý khác như gout, bệnh huyết sắc tố, đái tháo đường…
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng
- Người lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh lớn.
- Người có trọng lượng cơ thể quá lớn.
- Khớp háng bị tổn thương hoặc do hoạt động quá sức.
- Dị tật bẩm sinh khớp háng.
- Gia đình đã từng có người mắc bệnh thoái hóa khớp háng thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh thoái hóa khớp háng mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng
Một số dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp háng bao gồm:
- Di chuyển, đi lại gặp khó khăn và có thể đi khập khiếng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.
- Có cảm giác đau ở vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi và có thể xuống khớp gối ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi. Mức độ đau gia tăng khi người bệnh xử động hoặc đứng lâu.
- Luôn có cảm giác mỏi và tê cứng mỗi khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
- Biên độ vận động khớp háng bị giảm xuống, triệu chứng ngày gây ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt như đi vệ sinh, buộc dây giày, ngồi xổm.
- Xuất hiện các cơn đau nhói khi vận động xoay người hoặc gập người dạng háng. Đặc biệt khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.
- Ở giai đoạn sau thì cơn đau sẽ xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi mới thức dậy và đau mỏi hơn về buổi chiều tối. Đặc biệt khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn thì thời tiết chuyển mùa bệnh nhân sẽ cảm thấy đau.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc thoái hóa khớp thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp hơn.
>> Xem thêm: Thông tin Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh
Bệnh thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh thoái hóa khớp háng mà không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Mọc thêm gai xương: đến giai đoạn nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ bị mọc thêm gai xương. Chỉ khi tiến hành chụp X-quang thì người bệnh sẽ nhận thấy các gai xương hình thành một cách rõ nét.
- Phù nề quanh khớp: do khớp háng bị thoái hóa nên xung quanh khớp sẽ dễ bị sưng và đau. Nên người bệnh sẽ có cảm giác khớp háng bị phù lên và gặp khó khăn trong việc di chuyển.
- Lệch trục khớp: do khớp sụn bị bào mòn, phân xương sẽ từ đó nhanh chóng bị đẩy ra một bên và gây lệch trục.
- Thoát vị hoạt dịch: các chất dịch trong khớp háng nhanh chóng bị thoát ra ngoài và sưng phù lên. Khi bị tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng vì chất dịch đã bị thoát ra ngoài còn hai đầu xương bên trong thì bị thiếu chất dịch.
- Mất khả năng vận động: Người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ bị mất khả năng vận động và không thể di chuyển, đi lại được.
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp háng
Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm kết hợp với các bài luyện tập, chỉ định điều trị phẫu thuật, dùng thuốc đông y, thuốc nam… có rất nhiều các phương pháp được dùng trong chữa bệnh thoái hóa khớp háng. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau, cụ thể như:
Điều trị bệnh theo phương pháp dùng thuốc tây y
Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng ở mức độ nhẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm để kiểm soát tình trạng bệnh.
Một số loại thuốc Tây được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp háng như: thuốc giãn cơ, thuốc tiêm trực tiếp, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc bôi ngoài da Voltaren Emugel.
Tuy nhiên người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Phương pháp phẫu thuật
Đối với những người mắc bệnh thoái hóa khớp háng mức độ nặng thì sẽ cần tiến hành phẫu thuật hoặc những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng đã áp dụng cách chữa trị bằng thuốc nhưng không khỏi.
Người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ trước khi phẫu thuật để tránh các biến chứng phức tạp như hôn mê, đông máu, bất tỉnh… trong quá trình phẫu thuật.
Những thông tin trên đây nhằm giúp cung cấp cho các bạn về bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu còn băn khoăn gì về hiện tượng này thì hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp nhé. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.