Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hội chứng tắc ruột sơ sinh sẽ điều trị như thế nào?

Cập nhật: 18/03/2022 03:59 | Trần Thị Mai

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vọn. Do đó người bệnh hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh tắc ruột sơ sinh.  

Hội chứng tắc ruột sơ sinh sẽ điều trị như thế nào?

Nguyên nhân tắc ruột sơ sinh

Tắc ruột sơ sinh là hội chứng ngừng lưu thông của hơi, dịch và các chất có trong lòng ruột và thường gặp ở trẻ đẻ non hoặc người mẹ bị cúm trong quá trình mang thai, không phân biệt giới tính.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tắc ruột sơ sinh, cụ thể như:

  • Tắc tá tràng: Bên trong tá tràng bị teo tá tràng, hẹp tá tràng sẽ gây ra tắc, đồng thời có các nguyên nhân bên ngoài như tụy hình nhẫn, dây chằng Ladd, tĩnh mạch cửa trước tá tràng, kìm động mạch.
  • Teo ruột: Bệnh này sẽ gặp phổ biến ở ruột non có nhiều hình thái teo ruột khác nhau như thể màng ngăn, thể dây xơ, thể gián đoạn.
  • Do mắc viêm phúc mạc bào thai gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh: Khi mắc bệnh thủng ruột sẽ làm cho phân su tràn vào ổ bụng làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng tắc ruột sơ sinh.
  • Tắc ruột phân su: Khi phân su tắc lấp đầu lòng ruột gây tắc sẽ làm tắc đoạn cuối hồi tràng. Đây cũng là biểu hiện sớm của bệnh xơ nang tụy.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tắc ruột sơ sinh như:

  • Giới tính: Trẻ sơ sinh là con trai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn con gái.
  • Có tiền sử mắc lồng ruột: Trẻ đã từng mắc bệnh lồng ruột trước đó.
  • Trẻ bị mắc bệnh Crohn sẽ làm cho thành ruột dày lên, thu hẹp lòng ruột.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tắc ruột sơ sinh. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết tình trạng tắc ruột sơ sinh

Trẻ bị tắc ruột sơ sinh sẽ có dấu hiệu nhận biết là đột ngột khóc to do đau bụng. Cha mẹ có thể nhận biết bằng việc theo dõi dấu hiệu khóc do đau bụng khi khóc trẻ kéo mạnh đầu gối và ngực mỗi khi xuất hiện các cơn đau. Thời gian lặp lại những cơn đau trong khoảng từ 15 - 20 phút/ lần.

Ngoài ra người bệnh còn có những triệu chứng của bệnh tắc ruột sơ sinh như:

  • Trẻ bị tiêu chảy thường xuyên.
  • Buồn nôn, nôn mửa liên tục.
  • Xuất hiện khối u trong bụng.
  • Đi ngoài phân thấy trộn lẫn với máu, chất hầy.
  • Trẻ ngủ li bì, mê man.
  • Sốt cao mà không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên không phải trẻ nào khi bị tắc ruột cũng đều gặp phải các dấu hiệu ở trên. Danh mục những triệu chứng tắc ruột sơ sinh ở trên chưa được liệt kê đầy đủ. Do đó ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách, kịp thời.

tac-ruot-so-sinh
Tắc ruột sơ sinh trẻ sẽ quấy khóc nhiều

Các kỹ thuật chẩn đoán điều trị bệnh

Khi nghi ngờ trẻ em có các triệu chứng tắc ruột sơ sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán bệnh để từ đó được điều trị chính xác và có hiệu quả. Cụ thể những kỹ thuật được dùng phổ biến trong điều trị bệnh như:

  • Thực hiện các kiểm tra cơ thể.
  • Chụp X-quang để đưa ra các hình ảnh chẩn đoán chính xác.
  • Tiến hành chụp vi tính cắt lớp (CT).
  • Siêu âm.
  • Thụt tháo bằng khí hoặc barium.

Phương pháp điều trị tắc ruột sơ sinh

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Hầu hết các trường hợp điều trị tắc ruột sơ sinh được coi là tình trạng cấp cứu. Cần được chăm sóc y tế nhanh chóng để hạn chế tình trạng mất nước và gây sốc, đồng thời có thể ngăn ngừa lây nhiễm xảy ra khi một phần của ruột bị chết do thiếu máu.

Các trẻ khi nghi ngờ mắc tắc ruột sơ sinh sẽ giúp bác sĩ ổn định tốt tình trạng bệnh bằng một số cách như:

  • Tiến hành truyền dịch cho trẻ thông qua đường tĩnh mạch. Từ đó có thể giải nén bằng cách đặt ống thông qua mũi của trẻ và dạ dày.

Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành sửa những khối lồng ruột theo các bước như:

  • Thực hiện tháo lồng bằng khí hoặc barium. Khi việc thụt tháo có hiệu quả cao trong điều trị bệnh thì việc tiếp tục điều trị sẽ không cần thiết phải làm. Tuy nhiên phương pháp này sẽ ít được sử dụng ở người lớn mà sẽ thường dùng cho trẻ em.
  • Mặc dù vậy có đến khoảng 10% trường hợp bị lồng ruột tái phát thường xuyên và sẽ cần điều trị lại.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp trẻ bị thủng tuột và tháo lồng khí không thành công thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây cũng là phương pháp điều trị dành cho người lớn và người đang mắc bệnh cấp tính.

Song song với quá trình điều trị thì cha mẹ cần chú ý xây dựng thói quen sinh  hoạt lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe nhằm hạn chế được diễn biến nghiêm trọng của bệnh tắc ruột sơ sinh. Cụ thể bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống nhằm ngăn chặn tốt tình trạng tắc ruột. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để không gây áp lực lên ruột và đường tiêu hóa. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ngũ cốc, các loại hạt…
  • Để dễ tiêu hóa thì nên tránh việc ăn thường xuyên chất béo, chứa nhiều dầu mỡ mà thay vào đó nên sử dụng những loại thực phẩm tạo hơi như đậu, rau..
  • Bổ sung nước cho cơ thể bằng việc uống nhiều chất lỏng như nước súp, trà, nước trái cây và nước.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh nhồi máu cơ tim, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.