Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngón chân hình búa?

Cập nhật: 05/03/2022 05:38 | Trần Thị Mai

Ngón chân hình búa là một trong những biến dạng của khớp chân gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và gây ra triệu chứng đau đớn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm các thông tin về bệnh ngón chân hình búa. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngón chân hình búa?

Nguyên nhân gây ra ngón chân hình búa

Ngón chân hình búa là dị tật ở bàn chân, tình trạng diễn ra là do sự mất cân bằng giữa cơ, gân hoặc dây chằng. Khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khớp gần móng chân nhất và thường xuất hiện ở ngón thứ hai, ba và bốn.

Các cơ của mỗi ngón chân làm việc theo cặp nên khi các cơ ngón bị mất thăng bằng, ngón chân hình búa có thể hình thành. Khi bị mất cân bằng cơ bắp và chịu nhiều áp lực lên gân và khớp của ngón chân, áp lực này sẽ gây ra buộc ngón chân biến dạng hình đầu búa.

Những người mắc bệnh đái tháo đường bị teo cơ do tổn thương thần kinh vận động làm biến dạng ban chân do bị mất cân bằng hệ thống cơ gấp và cơ duỗi, các ngón chân biến dạng điển hình là bệnh ngón chân hình búa. Lâu dần biến dạng sẽ tạo ra những vùng chịu trọng lực và cuối cùng gây ra loét, hoại tử.

Bên cạnh đó các đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh ngón chân hình búa như:

  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
  • Do gen có thể thừa hưởng xu hướng phát triển ngón chân hình búa do bàn chân của bạn phần nào không ổn định.
  • Người mắc bệnh lý liên quan đến viêm khớp.
  • Ngón chân bị chấn thương do giày dép là nguyên nhân chính gây ra. Khi đi giày quá chật, ngắn hoặc quá nhọn dẫn đến mất đi sự cân bằng của những ngón chân hoặc đi giày cao gót quá lâu gây ra áp lực lên ngón chân.
  • Người trung tuổi bị lão hóa gây ảnh hưởng đến các khớp chân.

Danh mục về nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ngón chân hình búa khác mà chưa được liệt kê ở trên. Do đó người bệnh nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ngón chân hình búa

Khi bị mắc bệnh ngón chân hình búa sẽ làm cho người bệnh bị khó chịu khi đi bộ. Người bệnh cũng có  thể bị đau khi cố gắng duỗi hoặc di chuyển ngón chân gây ra những ảnh hưởng đến ngón xung quanh khớp bị tổn thương.

Cụ thể các triệu chứng của bệnh ngón chân hình búa như:

  • Mức độ mắc ngón chân hình  búa nhẹ
  • Nhận thấy một ngón chân cong và gập xuống.
  • Xuất hiện vết sần hoặc cục chai.
  • Đi bộ gặp khó khăn.
  • Khó khăn trong việc cong ngón chân hoặc muốn ngọ nguậy ngón chân.
  • Những ngón chân nhìn giống như móng vuốt.

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác cho thấy mức độ mắc ngón chân hình búa nghiêm trọng mà chưa được liệt kê ở trên. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm và được điều trị kịp thời.

ngon-chan-hinh-bua
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh ngón chân hình búa

Phương pháp điều trị bệnh ngón chân hình búa

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán hình ảnh. Như vậy sẽ giúp phát hiện các chấn thương xương, cơ hoặc dây chằng ở phần ngón chân.

Khi đã có kết quả chẩn đoán người bệnh được chỉ định điều trị theo phác đồ phù hợp với mức độ mắc bệnh ngón chân hình búa và thể trạng sức khỏe.

Tùy thuộc vào mức độ mắc ngón chân hình búa mà người bệnh sẽ được điều trị theo những phương pháp khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp mắc bệnh ngón chân hình búa mức độ nhẹ

  • Tự người bệnh áp dụng các biện pháp để giúp chỉnh sửa ngón chân hình búa như mang giày phù hợp. 
  • Đối với bàn chân cao thì nên mang thêm những miếng lót ngón chân hoặc lót trong giày để cải thiện nhanh chóng triệu chứng do bệnh gây ra. Vì các miếng đệm sẽ giúp dịch chuyển vị trí ngón chân, giảm đau và chỉnh sửa hình dạng của ngón chân.
  • Có nhiều người bệnh dùng miếng đệm, các miếng dán hoặc những loại thuốc không kê toa với mục đích điều trị vết sần và cục chai. Khi thực hiện phương pháp này người bệnh nhận thấy triệu chứng các ngón chân bị biến dạng nghiêm trọng hơn và gây đau thì cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý điều trị theo hướng khác.
  • Tuyệt đối không nên tự ý phá bất cứ mụn nước nào ở trên ngón chân vì như vậy sẽ gây đau hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng các loại kem không cần toa và miếng đệm để giúp giảm đau và giữ cho mụn không bị cọ xát bên trong giày.
  • Kéo giãn ngón chân một cách nhẹ nhàng để không đau và đặt lại vị trí các ngón chân bị ảnh hưởng.

Trường hợp mắc bệnh ngón chân hình búa mức độ nhẹ nặng

  • Phẫu thuật sẽ được chỉ định dùng trong trường hợp không thể uốn cong ngón chân để có thể hồi phục chuyển động.
  • Qúa trình phẫu thuật có thể giúp đặt vị trí của ngón chân, loại bỏ xương bị biến dạng  hoặc bị thương và điều chỉnh lại gân. Phẫu thuật giúp đặt các vị trí của ngón chân, giúp loại bỏ xương bị biến dạng hoặc bị thương  và điều chỉnh lại gân. 
  • Phương pháp phẫu thuật  được thực hiện trên cơ sở ngoại trú và có thể về nhà luôn trong ngày phẫu thuật.

Phòng ngừa bệnh Ngón chân hình búa

Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn khắc phục được các triệu chứng đau, khó chịu do bệnh ngón chân hình búa gây ra. Một số các phương pháp cải thiện lối sống lành mạnh như:

  • Sử dụng mang giày phù hợp để giúp giảm đau chân. Nên lựa chọn loại giày gót thấp, mũi giày sâu với chất liệu bao quanh các ngón chân mềm dẻo. Để giày chừa khoảng trống 0,5 - 1cm giữa ngon chân dài nhất và mũi giày. Điều này tạo không gian, khoảng trống cho ngón chân để giảm bớt áp lực và đau đớn.
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm để loại bỏ các vết sần, chai vì có nhiều loại thuốc trong số này có chứa axit và gây kích ứng nhiều cho da. Đặc biệt nguy hiểm thử cạo hoặc cắt vết sần khó thấy ở ngón chân. Trường hợp vết thương ở ngón chân có thể dễ bị nhiễm trùng và nhiễm trùng ở bàn chân thường khó điều trị, nếu bị tiểu đường hoặc hệ tuần hoàn kém.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh ngón chân hình búa, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.