Áp xe hậu môn là gì? Nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn?
Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Hầu hết áp xe hậu môn là do bị nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Khi bị tổn thương sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển tạo nên tình trạng nhiễm trùng. Lâu dần hình thành nên mủ và khi vỡ ra sẽ tạo thành các ổ áp xe.
Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào kể cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Mặc dù áp xe hậu môn khi vỡ có thể lành lại, tuy nhiên người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị sớm. Còn có những trường hợp khối mủ khi bị vỡ ra sẽ khó lành lại và tạo nên các vết rò hậu môn.
Các giai đoạn chính của áp xe hậu môn như:
- Giai đoạn 1: hình thành mủ do các vết thương xung quanh vùng hậu môn bị nhiễm trùng.
- Giai đoạn 2: Khi các khối mủ vỡ ra và hình thành nên ổ áp xe.
- Giai đoạn 3: Biến chứng thành rò hậu môn.
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến áp xe hậu môn như:
- Do các vết nứt hậu môn đã bị nhiễm trùng.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tuyến hậu môn bị tắc.
- Do tình trạng hậu phẫu: Sau khi thực hiện các tiểu phẫu như trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu… không được tiến hành khoa học, an toàn nên sẽ có khả năng viêm nhiễm cao dẫn đến áp xe hậu môn.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng có kích thích cao làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe hậu môn.
- Vệ sinh hậu môn không đúng cách làm cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, lâu dần sẽ khiến tổn thương mưng mủ và gây ra các ổ áp xe hậu môn.
- Sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn gây bệnh áp xe hậu môn dễ dàng bị xâm nhập và gây ra bệnh.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh áp xe hậu môn mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Biểu hiện apxe hậu môn là gì?
Vùng hậu môn có cảm giác đau rát
Biểu hiện ban đầu và sẽ xuyên suốt quá trình mắc bệnh áp xe hậu môn. Do lúc này các vết thương tại hậu môn bị mưng mủ và trong quá trình hoạt động hoặc sinh hoạt sẽ tác động đến khối mủ và gây ra đau đơn cho người bệnh.
Ngứa hậu môn
Do các dịch mủ từ ổ áp xe chảy ra từ chất dịch nhầy bên trong ống hậu môn. Điều này tạo ra tình trạng ẩm ướt ở vùng hậu môn và người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy. Mặc dù các bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ những triệu chứng ngứa ngáy cũng không được thuyên giảm.
Sưng hậu môn
Hậu môn sẽ bị sưng khi các vết thương hậu môn gặp tổn thương nghiêm trọng hơn. Đôi khi người bệnh bị sốt và có các u cục sưng lên ở hậu môn.
Chảy mủ
Khi các tổn thương chịu ảnh hưởng nhiều từ các hoạt động, sinh hoạt... người bệnh sẽ thấy cảm giác đau nhiều hơn và bị chảy mủ kèm theo mùi hôi. Triệu chứng này xuất hiện làm cho người bệnh cảm thấy tự ti và hay mặc cảm.
Áp xe hậu môn có nguy hiểm không?
Áp xe hậu môn chính là do các viêm nhiễm tuyến nhỏ ở khu vực hậu môn do các vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Bệnh có thể được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, tuy nhiên nếu để trong suốt một thời gian hoặc điều trị không đúng cách thì bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: l
Nhiễm trùng chảy mủ
Mắc áp xe hậu môn mà không giữ vệ sinh và điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng và chảy nhiều dịch mủ có mùi hôi. Các tổn thương sẽ lan rộng ra các vị trí khác làm cho bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Rò hậu môn
Những khối u áp xe nếu không điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến bệnh phát triển nặng hơn và khi yếu tố bên ngoài tác động vào sẽ gây ra rò hậu môn rất nghiêm trọng.
Viêm nang lông tại hậu môn
Áp xe hậu môn khi xuất hiện tại các vị trí quanh hậu môn, khi vùng áp xe này có hiện tượng chảy mủ cũng là lúc các mao nang bị kích thích và gây viêm nang lông.
Hoại tử vùng hậu môn
Nhiều người cho rằng bệnh áp xe hậu môn sẽ không gây nguy hiểm gì, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến ung thư hậu môn trực tràng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh nếu mắc áp xe hậu môn nặng quá sẽ có khả năng cao bị hoại tử phần hậu môn và cần nhờ đến biện pháp phẫu thuật hoặc cắt bỏ hậu môn và thay thế bằng hậu môn nhân tạo.
Phương pháp điều trị áp xe hậu môn
Trước khi đưa ra các phương pháp điều trị thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh để có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh.
Bác sĩ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn mắc bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số các phương pháp thường được sử dụng trong điều trị áp xe hậu môn như:
Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị viêm, nhiễm trùng. Trong trường hợp khối áp xe hậu môn gây đau đớn thì người bệnh cần dùng thêm thuốc giảm đau. Có trường hợp cần kê thêm thuốc làm mềm phân để triệu chứng táo bón không gây ảnh hưởng nhiều đến vị trí bị tổn thương ở hậu môn.
Điều trị ngoại khoa
Theo cô Đặng Thùy Linh - giảng viên ngành Dược của nhà trường chia sẻ hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa như:
- Rạch dẫn lưu mủ: phương pháp này sẽ được dùng khi khối áp xe đã hình thành. Nếu áp xe hậu môn ở mức độ nhẹ đang ở vị trí nông và ngoài hậu môn và tiến hành gây tê tại chỗ.
- Khi người bệnh đã mắc áp xe hậu môn nặng, sâu, rộng thì cần tiến hành phẫu thuật và gây mê trước khi thực hiện. Nếu với người bệnh chưa hình thành mủ thì có thể rạch dẫn lưu mủ khiến nhiễm trùng lan rộng. Kéo dài thời gian sẽ gây ra đau đớn và lan rộng ra các vị trí xung quanh và khối áp xe sẽ phát triển với kích thước lớn hơn.
- Ngoài rạch dẫn lưu mủ, hiện nay, còn có phương pháp HCPT và PPH, là những kỹ thuật hiện đại, có nhiều ưu điểm như an toàn, ít đau, lành vết thương nhanh và tỷ lệ tái phát thấp.
- Áp xe hậu môn là nhiễm trùng rất nguy hiểm cần được xử trí đúng thời điểm, trước khi khối áp xe vỡ để hạn chế nhiễm trùng lan rộng, gây biến chứng. Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn mọi người không cần quá lo lắng chỉ cần lắng nghe sự hướng dẫn chi tiết và tuân thủ chặt chẽ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ.
Các biện pháp phòng tránh bệnh Áp xe hậu môn
Một số các biện pháp xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp các bạn phòng ngừa một cách có hiệu quả tình trạng áp xe hậu môn diễn ra như:
- Xây dựng giờ ăn ngủ sinh hoạt hợp lý, khoa học.
- Vệ sinh đúng cách, sạch sẽ hậu môn.
- Khi trẻ vẫn dùng bỉm thì nên nhớ thay bỉm thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ để các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
- Không nên quan hệ qua hậu môn
Trên đây là những chia sẻ về bệnh apxe hậu môn. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, rõ ràng. Những thông trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.