Cách hoạt động của các hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết (hạch lympho) là những kết cấu hạt có dạng hình bầu dục phân tán tại nhiều vị trí trên cơ thể. Các hạch này được kết nối với nhau theo xâu chuỗi bởi các phương tiện thông nối như mạch máu. Hạch bạch huyết thường xuất hiện nhiều nhất là cổ, nách, bẹn.
Viêm, sưng hạch bạch huyết ở cổ, cằm
Hạch bạch huyết đóng vài trò quan trọng trong quá trình hoạt động của của hệ miễn dịch, là hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại vào cơ thể. Nó giống như một tấm lưới thu mọi loại vi khuẩn, virus xâm nhập và đưa đến có các bạch cầu tiêu diệt.
Nếu gặp phải một virus lạ không thể nhận biết thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại, lúc đó hạch bạch huyết sẽ sưng lên kèm theo những biến đổi về sức khỏe khác nhau. Triệu chứng phổ biến của việc viêm hạch bạch huyết là có các vệt đỏ gần vết thương ở hạch bạch huyết gần nhất.
Ví dụ như, nếu bạn bị nhiễm trùng tay thì sẽ sưng hạch nách, và nếu nhiễm trùng chân thì hạch háng sẽ phản ứng viêm sưng. Khi sưng hạch, dùng tay chạm vào sẽ thấy đau, người mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, chán ăn và có thể bị sốt, lạnh.
>> Xem thêm: sưng hạch bạch huyết có sao không ?
Nguyên nhân khiến xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ
Cổ là khu vực có nhiều loại hạch bạch huyết khác nhau, khi viêm, sưng bạn có thể sờ thấy hạch nằm ngay dưới da. Hiện tượng này có thể là do cơ thể bị nhiễm khuẩn, virus lạ tạo ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch ở người.
Những tác nhân gây nhiễm trùng nổi hạch bạch huyết phổ biến là:
– Do sự xâm nhập của những loại Virus có hại
– Những người mắc chứng thủy đậu, sởi
– Bị cảm cúm
– Vi khuẩn xâm nhập khi mèo cào
– Người mắc HIV, giang mai, lậu, chlamydia
– Bệnh lây truyền qua đường tình dục
– Nhiễm trùng đường ho hấp trên
Ngoài ra, việc viêm sưng hạch bạch huyết cũng có thể liên quan đến việc bạn đang bị nhiễm trùng khu vực đầu, cổ với những nguyên nhân: viêm họng, viêm amidam, cảm,…hoặc dang trong quá trình mọc răng hay tai bị nhiễm trùng cũng có thể gây ra những triệu chứng viêm sưng hạch này.
Cách nhận biết hạch bạch huyết nguy hiểm và an toàn
Những hạch bạch huyết có kích thước nhỏ hơn 1 cm, phẳng nằm dưới góc hàm hoặc cổ, có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần khi hệ miễn dịch ổn định lại đều khá an toàn. Hoặc những hạch sưng ở bẹn với kích thước khoảng 2 cm cũng được đánh giá là không có gì nguy hiểm.
Nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết với những biểu hiện bất thường như đau, cứng, biến dạng kèm theo sốt cao, mệt mỏi, chảy mồ hôi nhiều, sụt cân, thời gian sưng hạch lớn hơn 6 tuần thì cần phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
Phương pháp điều trị viêm, sưng hạch bạch huyết ở cổ, cằm
Trong quá trình mắc bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,…có xuất hiện hạch bạch huyết nếu thấy đau thì nên dùng nước đá nóng chườm làm dịu, giúp hạch bớt sưng viêm. Hạch có thể tự chìm xuống sau vài ngày đến 1-2 tuần.
Nếu hạch có bất kỳ biểu hiện nào bất thường như hạch sưng kéo dài và ngày càng có nhiều triệu chứng không tốt thì đến thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Vì việc sưng hạch đôi khi cũng là báo hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như: ung thư hạch bạch huyết, ung thư vòm họng, sưng hạch bạch huyết mãn tính,...
Bên cạnh đó, việc sưng hạch cũng có thể có những biến chứng nguy hiểm như: áp xe, sưng viêm nhiễm trùng,…thì cần được tiến hành phẫu thuật loại bỏ.
Tiếp đó, nếu người bị viêm sưng hạch mà mắc bệnh rối loạn miễn dịch thì để giảm đau và hạn chế tình trạng sưng to của hạch, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn như acetaminophen và ibuprofen đúng theo liều lượng của bác sĩ. Đồng thời dùng thêm một số loại thảo dược tự nhiên như cam thảo, chàm, cây tầm gửi,…Những loại thuốc này có thể điều tiết lại những tế bào bị phát hủy, giảm viêm nhiễm cùng với đó là tăng cường hệ miễn dịch. Bạn không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.