Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay

Cập nhật: 12/10/2022 14:36 | Trần Thị Mai

Thoát vị địa đệm là gì? Nguyên nhân nào gây ra thoát vị đĩa đệm? Triệu chứng nào gây ra bệnh? Có phương pháp nào để điều trị bệnh?... Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để thêm nhiều các thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm.  

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm chính là lớp lót nằm giữa các đốt sống để giảm xóc, giảm ma sát và không gây ra tổn thương xương cột sống trong suốt quá trình vận động. Một đĩa đệm bình thường sẽ được cấu tạo từ 2 phần là phần bao bọc bên ngoài và phần nhân nhầy nằm phía bên trong.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi vòng bao sơ bị nứt hoặc rách làm cho nhân nhầy tràn ra ngoài, chèn ép dây thần kinh đau nhức dọc cột sống và gây ra đau nhức, yếu cơ, tê mỏi tay chân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, bao gồm như:

  • Do cột sống bị tổn thương: Khi bạn vận động quá mức, tư thế không đúng trong thời gian dài hoặc chuyển động đột ngột, thường xuyên mang vác nặng… điều này sẽ gây ra tổn thương cột sống, hư hại đĩa đệm.
  • Do bị lão hóa tự nhiên: Mỗi bộ phận trong cơ thể theo thời gian chức năng và cấu trúc sẽ bị suy giảm dần và đĩa đệm cũng tương tự.

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm ở trên thì còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Cân nặng quá mức, trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây ra áp lực cho đĩa đệm ở thắt lưng của bạn.
  • Hút thuốc thường xuyên làm cho lượng oxy cung cấp đến đĩa đệm bị giảm đi khiến cho đĩa đệm bị lão hóa và hư hỏng nhanh chóng.
  • Tăng nguy cơ thoát vị nếu bạn phải ngồi suốt trong thời gian dài cùng với những chuyển động làm cho đĩa đệm với cột sống bị tác động mạnh mẽ hơn.
  • Lười vận động dễ bị thoát vị đĩa đệm sớm vì đĩa đệm không hấp thu đủ dinh dưỡng và oxy tốt.
  • Đặc trưng nghề nghiệp phải khuân vác nặng trong suốt một thời gian dài, người hay phải đứng lên ngồi xuống… gây ra áp lực lên cột sống nên có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao.

Tất cả mọi người và ở mọi độ tuổi, ngành nghề đều có nguy cơ bị mắc thoát vị đĩa đệm do một nguyên nhân hoặc một yếu tố nào đó gây ra. Sẽ còn có những nguyên nhân, yếu tố khác gây ra bệnh mà chưa được liệt kê ở trên, người bệnh nếu thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm và mức độ thoát vị mà sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau:

  • Đau nhức ở vùng vai gáy và cánh tay là phổ biến nhất. Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng thì các cơn đau sẽ tập trung nhiều hơn ở phần mông, bắp chân và bàn chân.
  • Mức độ đau gia tăng khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển.
  • Xuất hiện tình trạng tê và ngứa ran ở phần cơ thể có dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép chạy qua do nhân nhầy có xu hướng dịch chuyển.
  • Yếu cơ: Khi dây thần kinh bị yếu đi thì cơ bắp cũng bị suy yếu đi. Nên người bệnh dễ bị vấp ngã trong lúc đi bộ.
  • Tốt nhất ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Người bệnh không được chủ quan vì có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Qúa trình vận động các chi sẽ gặp khó khăn và gây mất đi khả năng lao động.
  • Dây thần kinh cánh tay bị tổn thương.
  • Tê tay, tê chân, bị rối loạn cảm giác và mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Dây thần kinh tọa bị tổn thương khó để nhấc được mũi và gót chân lên. Kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến teo cơ chân.
  • Bàng quang bị rối loạn, chức năng ruột, tiểu tiện không thể tự chủ được.
  • Suốt thời gian dài không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc tàn phế.
thoat-vi-dia-dem
Thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra đau cho người bệnh

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Trước tiên bác sĩ sẽ cần chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để có kết quả chính xác về bệnh từ đó sẽ tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp.

Các kỹ thuật dùng trong chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm như:

Yêu cầu người bệnh nằm thẳng, di chuyển chân đến nhiều vị trí khác nhau để kiểm tra cột sống, mức độ đau và xác định nguyên nhân gây ra đau.

  • Chụp X-quang: Xác định được chính xác nguyên nhân gây đau lưng.
  • Chụp CT để xem được hình ảnh mặt cắt của cột sống, cấu trúc xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ để có hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể từ đó xác định được vị trí đĩa đệm bị thoát vị và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
  • Thực hiện tủy đồ nhằm xác định các vấn đề của tủy sống hoặc do điện cơ từ đó đánh giá được hoạt động của cơ bắp khi nghỉ ngơi và khi di chuyển.

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ mắc thoát vị đĩa đệm, tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến như:

Trường hợp người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp như:

Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi: Điều này sẽ hạn chế được tình trạng sưng tấy, các tổn thương lành lại. Người bệnh nên nghỉ ngơi trên giường từ 1 - 2 ngày, thời gian này không nên tập thể dục hay nâng vác vật nặng nhưng cũng không nên nghỉ quá dài vì có thể gây ra co cứng khớp.

Thực hiện các bài vật lý trị liệu: Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của những người có chuyên môn để có các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh. Một số các bài tập thường được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như: Các bài tập kéo căng để cơ có thể co giãn linh hoạt hơn, tập thể dục nhịp điệu…

Massage: Có nhiều kỹ thuật massage sẽ giúp giảm được khả năng đau đầu, tăng khả năng tuần hoàn máu… Với nhiều lợi ích từ việc massage nhưng trước tiên bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn được loại massage phù hợp nhất.

Liệu pháp nhiệt độ: Khi xuất hiện các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm có thể dùng chườm nóng hoặc chườm lạnh đều được. Sử dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.

Liệu pháp xung điện: Sử dụng các xung điện để mô phỏng hoạt động của tín hiệu đến những tế bào thần kinh nhắm vào cơ bắp hoặc dây thần kinh để các cơ co lại. Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện được lưu lượng máu, giảm các cơn đau nhức, sửa chữa những tổn thương.

Phương pháp Chiropractic: Phương pháp nắn chỉnh xương khớp bị lệch trở về đúng với vị trí. Trường hợp những người xuất hiện cơn đau ở vùng lưng dưới sẽ được chỉ định dùng theo phương pháp này.

Ngoài ra còn rất nhiều các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác như dùng thuốc giảm đau, tiêm thuốc steroid, mổ hở, vi phẫu, nội soi, hợp nhất cột sống, thay đĩa đệm nhân tạo…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân, cách điều trị và bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của bác sĩ.