Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch cầu cấp như thế nào?

Cập nhật: 07/11/2022 14:33 | Trần Thị Mai

Bài viết dưới đây các giảng viên chuyên khoa của nhà trường sẽ chia sẻ đến bạn đọc cái nhìn tổng quan, hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu, giúp bạn đọc ngăn ngừa và phòng tránh hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!  

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch cầu cấp như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh bạch cầu cấp

Bệnh bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu là bệnh do các tế  bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Tuy nhiên những tế bào ung thư này sẽ nhân cấp lên rất nhanh và nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy ra tình trạng ứ đọng trong tủy xương và gây cản trở đến quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường khác nhau. 

Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nhờ vào phương pháp điều trị hiện đại thì sẽ làm giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra.

Bạch cầu cấp không phải là căn bệnh đơn lẻ mà sẽ bao gồm nhiều loại trong đó có:

  • Bạch cầu cấp dòng tủy: khi các tế bào dòng tủy đã bị ung thư hóa giống như bạch cầu  hạt, hồng cầu, tiểu cầu mà không phải lympho.
  • Bạch cầu cấp dòng lympho: do tế bào lympho bị tổn thương ung thư. Bạch cầu ở trẻ em sẽ thường gặp phải loại bạch cầu này.

Nguyên nhân gây ra bạch cầu cấp

Trên thực tế hiện nay thì chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch cầu cấp. Tuy nhiên có thể do vài tế bào bạch cầu bị đột biến DNA. Cũng có thể một số thay đổi khác gây ra bệnh bạch cầu cấp.

Bên cạnh đó còn có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bạch cầu cấp như:

  • Có tiền sử ung thư trước đây và đã từng điều trị hóa trị và xạ trị.
  • Tiền sử gia đình đã từng mắc bạch cầu. Có dòng bạch cầu mạn dòng lympho có tính di truyền.
  • Cơ thể có các nhiễm sắc thể như hội chứng Down.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với tia phóng xạ mức cao.
  • Làm việc hoặc tiếp xúc với các hóa chất như benzene và formaldehyde;
  • Người ở trong độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi, làn da trắng.
  • Đột biến gen (nhiễm sắc thể Philadenphia).

Nếu người bệnh vẫn còn thắc mắc về nguyên nhân, yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu thì nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Dấu hiệu nhận biết bạch cầu cấp

Một số các dấu hiệu để nhận biết sớm tình trạng bệnh bạch cầu như:

  • Mồ hôi đổ quá nhiều và đặc biệt là ban đêm càng đổ nhiều hơn nữa.
  • Cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi mặc dù đã dành thời gian cho nghỉ ngơi.
  • Trọng lượng cơ thể sụt cân.
  • Xương có dấu hiệu đau nhức.
  • Hạch lympho sưng, không đau (đặc biệt là hạch cổ và nách);
  • Gan hoặc lách có dấu hiệu phù to.
  • Bề mặt da xuất hiện chấm đỏ, đây là tình trạng xuất huyết.
  • Dễ chảy máu và bầm;
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, ớn lạnh.
  • Dễ bị nhiễm trùng.

Các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng do ảnh hưởng bởi những tế bào ung thư như: hệ thần kinh trung ương bị xâm lấn gây đau đầu, nôn mửa, buồn nôn, tâm trạng thay đổi, mất ý thức....

Sẽ có những triệu chứng khác chưa được liệt kê ở trên, do đó người bệnh hãy luôn chú ý cơ thể và nên đến các cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường để hạn chế đến mức tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

benh-bach-cau-cap
Để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp bác sĩ thường tiến hành một số xét nghiệm nào?

>> Xem thêm: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2020 để có thêm nhiều thông tin hữu ích về hướng nghiệp

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp?

Các kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp như:

  • Khám lâm sàng: Khi nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu da xanh do thiếu máu, gan lách to, sưng hạch lympho... bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đó của người bệnh để chỉ định kỹ thuật chẩn đoán phù hợp hơn với tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Lấy mẫu máu để làm xét nghiệm và từ đó xác định các tế bào bạch cầu, tiểu cầu có dấu hiệu bất thường hay không. Vì các yếu tố này sẽ liên quan đến bệnh bạch cầu.
  • Tủy đô: Kỹ thuật này dùng kim mỏng dài để có thể lấy mẫu tủy xương từ vùng xương chậu. Sau đó sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm soát tế bào ung thư. Xác định được tính chất tế bào ung thư và từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhằm xác định chính xác loại ung thư và mức độ bệnh. Điều này sẽ giúp hiệu quả điều trị bệnh được nâng cao hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp?

Những phương pháp điều trị bệnh bạch cầu thông thường bao gồm:

  • Hóa trị: Đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này sẽ tác động vào khối u khiến khối u giảm bớt kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân được phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Liệu pháp sinh học: điều trị mà sử dụng hệ thống miễn dịch cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư giúp cho hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư;
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Phương pháp này người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc tây để tiêu diệt các mục tiêu chuyên biệt và dễ bị tổn thương trong tế bào ung thư.
  • Xạ trị: là việc sử dụng các liều lượng phóng xạ được đo đếm thận trọng để điều trị nhiều bệnh ung thư. Khi được xạ trị, bạn thường được đặt nằm ở tư thế ngửa. Bất kỳ sự thay đổi nào sẽ được giải thích ở phần sau của hướng dẫn này, hoặc sẽ được trao đổi cụ thể với bạn bởi đội ngũ xạ trị. Xạ trị có thể được dùng để chuẩn bị cho ghép tế bào gốc;
  • Ghép tế bào gốc: Phương pháp này sẽ thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương lành.

Song song với việc thực hiện các biện pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp theo đúng chỉ định của bác sĩ thì người bệnh nên chú ý đến chế độ sinh hoạt để nhằm hạn chế được diễn biến nhanh chóng của bệnh bạch cầu cấp, cụ thể như:

  • Trong quá trình điều trị xạ trị hoặc phải tiếp xúc với hóa chất độc hại thì nên mang quần áo bảo hộ giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất benzene;
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Bệnh bạch cầu cấp tùy vào mức độ mà ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người theo các cách khác nhau. Hy vọng bài viết ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để đón đọc các bài viết về bệnh lý để có nhiều kiến thức y khoa hơn nữa.