Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các giải pháp điều trị và phòng ngừa dậy thì sớm ở nữ

Cập nhật: 30/11/2020 10:12 | Trần Thị Mai

Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu có các thay đổi thành người trưởng thành quá sớm. Ở cả nam và nữ thì việc dậy thì sớm đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng dậy thì sớm ở nữ và biết cách khắc phục sớm.  

Các giải pháp điều trị và phòng ngừa dậy thì sớm ở nữ

Dậy thì sớm ở nữ được xác định là xuất hiện các triệu chứng dậy thì khởi phát trước 8 tuổi. Nhưng đây cũng chỉ là độ tuổi mang tính tương đối và có chuyên gia đưa ý kiến cần hạ thấp độ tuổi khởi phát dậy thì này. 

Hiện nay trên thực tế xu hướng dậy thì sớm ở nữ ngày càng tăng và nhiều hơn so với dậy thì sớm ở nam. Đây cũng chính là nỗi lo sợ với nhiều bậc phụ huynh vì ở trẻ dậy thì sớm thường bị thấp lùn hơn và có nhiều các hệ lụy nghiêm trọng khác so với những đứa trẻ dậy thì theo đúng lứa tuổi.

Cũng có trường hợp dậy thì sớm ở nữ chưa đầy đủ các kiến thức nên việc đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục. 

Nguyên nhân gây ra bệnh dậy thì sớm ở nữ

Hiện tượng dậy thì sớm đơn giản là sự trưởng thành trước thời hạn, đa phần quá trình dậy thì vẫn được diễn ra bình thường.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở nữ như các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể dẫn đến các biến đổi vì cơ thể trẻ có những bất thường về hệ thống các bộ phận phát dục. Các rối loạn được chia làm 2 nhóm chính như:

Dậy thì sớm trung ương

Khi này do nồng độ GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hormone sinh dục. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp dậy thì trung ương thường rất khó để xác định được nguyên nhân.  Có những trường  hợp dậy thì sớm là do nguyên nhân:

  • Các khối u trong não hoặc tủy sống.
  • Xảy ra các bất thường bẩm sinh của não bộ như não úng thủy, khối u lành tính.
  • Hội chứng McCune-Albright.
  • Do tuyến giáp không đủ để sản xuất đủ hormone.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Dậy thì sớm ngoại vi

Đây là dạng ít gặp hơn do nồng độ các hormone sinh dục tăng cao. Có rất nhiều bệnh lý dẫn đến việc gia tăng sản xuất estrogen như khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen và u nang buồng trứng, khối u buồng trứng…

Ngoài ra còn có nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở nữ như:

Bé gái uống sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa bò, ăn thịt heo,  gà còn tồn dư hormone tăng trưởng… các chất này có thể gây ra tình trạng dậy thì  sớm.

Do môi trường sống: khi sử dụng các sản phẩm chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, đồ chơi trẻ em… dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể. Các bé gái bị nhiễm phtalat sẽ bị xáo trộn nội tiết và dậy thì sớm.

day-thi-som-o-nu
Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán sớm tình trạng dậy thì sớm ở nữ

- Các đối tượng có nguy cơ dậy thì sớm ở nữ như:

  • Trẻ thừa cân, béo phì sẽ có khả năng bị dậy thì sớm cao hơn bình thường.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm có hormone sinh dục như loại sữa có hormone tăng trưởng tồn đọng, một số thuốc của người lớn, một số kem, mỡ bôi…
  • Trẻ mắc một số bệnh liên quan đến nội tiết.
  • Sử dụng tia bức xạ lên hệ thống thần kinh trung ương: thường gặp trong điều trị xạ trị khối u trong não, bệnh bạch cầu và một số bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân gây ra bệnh và những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc dậy thì sớm ở nữ khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp cho bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết sớm dậy thì sớm ở nữ

Quá trình dậy thì sẽ bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương, cơ bắp và thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.

Nên để nhận biết các triệu chứng của dậy thì sớm ở nữ thì cần chú ý theo dõi cơ thể trẻ.

Nhiều người cho rằng dấu hiệu dậy thì sớm ở nữ là hành kinh tuy nhiên thời điểm dậy thì sẽ không phải tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt mà cần tính từ khi cơ thể mọc lông mu, ngực và âm vật phát triển.

Bên cạnh đó sự tăng chiều cao, cân nặng sẽ rất dễ để nhận biết. Vì suốt quá trình dậy thì xương liên tục tăng trưởng và thấy trẻ lớn vọt hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Tác hại của việc dậy thì quá sớm ở bé gái

Việc dậy thì sớm ở nữ sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cả về mặt tâm lý đến sức khỏe. Hãy cùng theo dõi một số tác hại của việc dậy thì sớm như:

  • Gây ra các ảnh hưởng về tâm lý: Vì những thay đổi của cơ thể dậy thì sớm ở nữ bé gái sẽ thấy ngại ngùng, xấu hổ, có khác biệt với bạn bè... Chính các thay đổi đó sẽ làm cho bé tự ti, trầm cảm và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cho đến khi trưởng thành. 
  • Quan hệ tình dục sớm: Khi có những phát triển tâm sinh lý sớm sẽ dẫn đến ham muốn tình dục sớm. Lúc này bé còn quá nhỏ và chưa thể suy nghĩ chín chắn nên rất dễ để các đối tượng xấu lợi dụng. Hậu quả là nhiễm các bệnh lý về đường tình dục hoặc mang thai khi còn quá nhỏ... để lại sang chấn cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Sự phát triển về chiều cao bị hạn chế: Trẻ bước vào giai đoạn dậy thì quá sớm thì đồng nghĩa với việc có giai đoạn dậy thì ngắn. Ban đầu trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, cao lớn hơn rất nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa nhưng ở giai đoạn sau thì tăng trưởng ấy không kéo dài và trẻ cũng chậm phát triển lại.
  • Kết quả học tập bị ảnh hưởng: Các biến đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì sớm ở nữ sẽ khiến trẻ lơ là, khó tập trung trong việc học tập. 
  • Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.
day-thi-som-o-nu

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh để hạn chế việc dậy thì sớm ở nữ

Các biện pháp điều trị bệnh Dậy thì sớm ở nữ

Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Có những trường hợp sẽ rất khó xác định được nguyên nhân gây dậy thì sớm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ dậy thì sớm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Sẽ mất khoảng vài tháng để theo dõi tình hình dậy thì phát triển như thế nào thì mới đưa ra liệu trình điều trị.

Một số các phương pháp được dùng trong điều trị dậy thì sớm ở nữ như:

Điều trị bằng thuốc: Trong các trường hợp trẻ dậy thì sớm không do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra thì có thể dùng thuốc trong điều trị. Phương pháp điều trị bằng thuốc còn được gọi là liệu pháp  GnRH thay thế, thường bao gồm tiêm thuốc hàng tháng, chẳng hạn như leuprolide acetate (Lupron Depot) hoặc triptorelin (Trelstar, Triptodur Kit), để nhằm làm chậm lại quá trình phát triển dậy thì sớm. Trẻ dùng thuốc sẽ cần theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng đến tuổi dậy thì bình thường.  Trung bình, 16 tháng sau khi bé ngừng dùng thuốc, quá trình dậy thì lại bắt đầu.

Cấy ghép histrelin (Vantas) là thuốc có tác dụng kéo dài đến một năm. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả mà không hề gây ra các đau đớn hay bất tiện phải tiêm thuốc thường xuyên nhưng nó được thực hiện giống như một tiểu phẫu. Cấy ghép sẽ được đặt dưới da của trẻ thông qua một vết mổ đặt ở phía bên trong của cánh tay. Sau một năm, cấy ghép được loại bỏ và nếu cần thiết, thay thế bằng một cấy ghép mới.

Điều trị nguyên nhân gây ra dậy thì sớm cho trẻ: Nếu có khối u gây ra dậy thì sớm thì phải loại bỏ khối u đó.

Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở nữ

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ hạn chế được khả năng gây ra các tác hại nguy hiểm của tình trạng dậy thì sớm ở nữ. Dưới đây là một số giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng dậy thì sớm ở bé gái:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Các bậc phụ huynh nên xây dựng chế độ ăn phù hợp nhiều dinh dưỡng, rau củ quả tươi và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp như xúc xích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc có hàm lượng đường cao. Chú ý chọn lựa những loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên mua các loại thực phẩm trôi nổi ngoài thị trường chứa hormone tăng trưởng cao vì sẽ gây ra các ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.

Tăng cường vận động: Việc duy trì vận động hàng ngày với khoảng 30 phút/ ngày, lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe như bơi lội, cầu lông, đá bóng, nhảy dây, đá cầu... không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.

Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosterone: ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.

Hy vọng những thông tin được các thầy cô trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về tình trạng dậy thì sớm ở nữ hữu ích với bạn đọc, tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Hãy thường xuyên cập nhật các bài viết về bệnh lý cùng chuyên mục này để có thêm thông tin y khoa tốt cho sức khỏe.