Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những thông tin cần biết về bệnh nhồi máu cơ tim nguy hiểm

Cập nhật: 12/03/2022 06:25 | Trần Thị Mai

Nhồi máu cơ tim là bệnh thường gặp ở nhiều nước phát triển và các nước đang phát triển ở Việt Nam. Vậy khi mắc nhồi máu cơ tim sẽ được xử trí như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin chi tiết hơn về bệnh. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!  

Những thông tin cần biết về bệnh nhồi máu cơ tim nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vàng bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch.

Tình trạng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột gây tắc hoàn toàn hoặc 1 phần trong 2 nhánh mạch máu hoặc cả 2 nhánh. Khi vùng cơ tim bị chết do thiếu máu dẫn đến chức năng bơm máu sẽ không được toàn vẹn và có thể dẫn đến những hậu quả khác như đột tử do tim, suy tim, sốc tim…

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch chính những mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, cấu tạo bao gồm cả cholesterol, canxi và mảnh vỡ của tế bào. Các trường hợp bị tắc nghẽn động mạch là do tích tụ mảng xơ vữa, sau tắc nghẽn động mạch khoảng 30 phút vùng cơ bị ảnh hưởng sẽ gặp phải các tổn thương và không thể phục hồi.

Hầu hết đến khoảng năm 30 tuổi, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu sự phát triển của các mảng xơ vữa, điều này có thể diễn ra từ vài năm đến vài chục năm. 

Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim như:

  • Cholesterol trong máu tăng cao: Đây là một trong những yếu tố phổ biến gây ra mỡ máu cao. Trong máu có chứa chất béo xấu tăng cao sẽ dẫn đến các mảng xơ vữa và hình thành lên động mạch và tích tụ theo thời gian gây ra tắc nghẽn.
  • Bệnh huyết áp cao: Tình trạng huyết áp cao sẽ khiến cho động mạch phải chịu được áp lực lớn gây ra tình trạng giãn, yếu, dễ bị đứt và gây ra các cơn nhồi máu cơ tim cấp.
  • Có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường,  bệnh gout… sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn những người khác và sẽ cần can thiệp điều trị gặp khó khăn hơn.
  • Các thói quen sinh hoạt không tốt như thường xuyên hút thuốc lá, người thừa cân béo phì, lười vận động, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không phù hợp… điều này cũng là yếu tố làm gia  tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cấp.
  • Người cao tuổi hoặc có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc bệnh  tim mạch thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim khác mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết nhất.

Các dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim

Phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim sẽ giúp người bệnh được cứu sống và phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất. Do đó cần nắm rõ những thông tin về triệu chứng nhận biết tình trạng nhồi máu cơ tim như:

  • Mức độ đau thắt ngực giống như bị bóp nghẹt cùng với triệu chứng đau đơn, nghiêm trọng hơn là nằm gục.
  • Nhịp tim đập loạn bất thường.
  • Mồ hôi đổ ra nhiều.
  • Khó kiểm soát nhịp đập nhanh.
  • Xuất hiện triệu chứng choáng váng, chóng mặt.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Mức độ đau ngực lan ra những khu vực khác thuộc nửa trên của cơ thể.

Ngay từ khi khởi phát bệnh sau đó khoảng 20 phút mà không được cung cấp oxy và máu thì các tế bào cơ tim sẽ bị tổn thương và khó để phục hồi trở lại. Nếu rút ngắn thời gian can thiệp y tế sẽ giúp cứu sống người bệnh và hạn chế được các biến chứng của sức khỏe.

Danh mục về triệu chứng nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim ở trên chưa được liệt kê đầy đủ do đó hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

benh-nhoi-mau-co-tim
Người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc tình trạng nhồi máu cơ tim thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán. Một số các kỹ thuật được dùng trong chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim như:

  • Đo điện tâm đồ thường quy hoặc điện tâm đồ gắng sức.
  • Thực hiện siêu âm tim 4D.
  • Siêu âm tim gắng sức.
  • Thực hiện xét nghiệm máu.
  • CT động mạch vành.
  • Chụp động mạch vành bằng DSA.

Phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim

Ngay khi có những kết quả chẩn đoán mắc bệnh  nhồi máu cơ tim thì người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa điều trị những phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh. 

Một số các phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim như:

Điều trị hỗ trợ

Trong trường hợp người bệnh bị giảm lượng oxy máu thì sẽ cần được hỗ trợ thở oxy.

Bên cạnh đó còn cần sử dụng những thuốc thuộc nhóm giảm đau ngực.

Sử dụng thêm một số những loại thuốc để kiểm soát tốt nhịp tim hoặc các loại thuốc giúp góp phần giúp hoạt động tốt được sự co bóp của tim.

Phương pháp điều trị chính

Thực hiện can thiệp mạch vành: Các bác sĩ chuyên khoa là người thực hiện thủ thuật can thiệp tim mạch. Trong quá trình thực hiện can thiệp mạch vành người bệnh vẫn tỉnh và có thể theo sát tiến trình thông qua màn hình video.  

Ban đầu bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại vị trí đùi hoặc cổ tay của người bệnh, sau đó luồn hệ thống ống dẫn ở đùi hoặc cổ tay theo mạch máu và hướng về tim. Căn cứ vào màn hình chụp mà tìm ra vị trí tắc và đặt stent vào mạch máu bị tắc. Khi đặt stent bung lên  sẽ giúp cho lượng máu lưu thông được bình thường hơn.

Mổ bắc cầu mạch vành: Phương pháp này sẽ cần mổ tại khoa phẫu thuật tim và người bệnh sẽ được gây mê khi tiến hành. Sử dụng các đoạn mạch máu để lấy từ các nơi khác trong cơ thể đến làm cầu nối phía trước và sau nơi tắc giúp máu đi theo đoạn mạch máu ghéo đến nuôi cơ tim phía dưới. 

Song song với quá trình điều trị theo các phương pháp thì người bệnh cũng cần thay đổi lối sống cho phù hợp:

  • Bỏ thuốc lá để ngăn ngừa nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và hạn chế được những bệnh lý khác như ung thư phổi.
  • Duy trì cân nặng tăng ở mức ổn định không gây quá béo phì để giảm thiểu tình trạng lượng cholesterol trong máu tăng cao.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe như đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe.. có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra chế độ luyện tập phù hợp.
  • Dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi giữ tinh thần thoái mái để phòng tránh tình trạng nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh nhồi máu cơ tim, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.