Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh trĩ ngoại là gì? Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Cập nhật: 28/01/2021 12:36 | Trần Thị Mai

Bệnh trĩ là chứng bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trong đó thì chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay là trĩ ngoại. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh trĩ ngoại như: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị… ở bên dưới bài viết!  

Bệnh trĩ ngoại là gì? Cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược (phía ngoài, bờ của hậu môn) bị giãn ra, gấp khúc, nổi lên và được che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Khi nhìn vào búi trĩ sẽ có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen, chồng chéo lên nhau.

Ngay từ ban đầu khi hình thành ở bên ngoài hậu môn và dẫn đến tình trạng vướng víu, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi ăn uống, ngồi hoặc đi vệ sinh… 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây ra trĩ ngoại chủ yếu là do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày. Một số các nguyên nhân dẫn đến hình thành bệnh trĩ ngoại như:

  • Táo bón lâu ngày: khi đi vệ sinh bạn cần phải rặn mạnh khiến cho hậu môn tắc động mạch trong suốt thời gian dài thì sẽ gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ít chất xơ:  hàng ngày khẩu phần ăn của bạn có quá ít rau xanh, củ quả thì sẽ gây ra thiếu chất xơ. Bên cạnh đó bạn lại thường xuyên ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước… tất cả những điều đó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Do thói quen lười vận động hoặc ngồi đứng quá lâu: nếu trường hợp bạn ít hoạt động chỉ tập trung ngồi thì khi đó các khoang chậu, vùng hậu môn sẽ chịu nhiều áp lực từ phần phía trên cơ thể trong nhiều giờ nên sẽ có nguy cơ cao hình thành bệnh trĩ. Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng… là những đối tượng rất dễ mắc trĩ ngoại.
  • Người mắc các bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản…. gây ra khí yếu và sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
  • Đi vệ sinh không đúng cách: khi bạn đi vệ sinh quá lâu hoặc vừa ngồi vừa đọc báo, chơi game… sẽ vô tình gây ra bệnh trĩ.
  • Quan hệ qua đường hậu môn: Hiện nay có rất nhiều cặp nam giới quan hệ qua đường hậu môn một cách thô bạo gây ra co dãn, tổn thương vùng chậu nên sẽ gây ra bệnh trĩ ngoại, trĩ nội.
  • Phụ nữ mang thai hoặc người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ ngoại.

Ngoài ra bệnh sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại, bạn đọc thắc mắc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại

Khi mắc bệnh trĩ thì thường người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và đau vùng hậu môn. Cũng có thể dùng tay chạm vào khu vực quanh hậu môn. Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại như:

  • Đi ngoài ra máu: Nhận thấy trên bề mặt phân có xuất hiện máu tươi trong khi đi đại tiện vì đây là máu chảy trực tiếp từ búi trĩ bị tổn thương chứ không phải do các vị trí khác. Lượng máu chảy khi đi đại tiện sẽ không quá nhiều nên nếu bạn thất có nhiều máu khi đi đại tiện thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
  • Bên trong búi trĩ có  cục máu đông: Do các tĩnh mạch bị phình ra bên trong búi trĩ có cục máu đông nên sẽ hình thành trĩ huyết khối.  Dòng máu này sẽ không lưu thông được và gây ra khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
  • Đau rát phần hậu môn: trong và sau khi đi vệ sinh là lúc người bệnh bị đau rát hậu môn nhất hoặc cũng có trường hợp đau âm ỉ cả ngày. Chính điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng ta đẩy lên hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn. Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn. Từ khoảng độ 3 trở đi người bệnh sẽ thấy khó chịu hơn khi đi đứng và làm việc nặng. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày vô cùng bất tiện khi trĩ sa độ 4.

Bệnh trĩ ngoại sẽ có rất nhiều triệu chứng khiến cho người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thì nên đến cơ sở chuyên khoa thăm khám để được điều trị bệnh kịp thời.

tri-ngoai
Bệnh trĩ ngoại có rất nhiều triệu chứng để nhận biết người bệnh cần chú ý

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bệnh trĩ ngoại không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý. Các tác hại của bệnh trĩ ngoại như:

  • Sa búi trĩ: bệnh trĩ ngoại sẽ dẫn đến các búi trĩ lớn lên và làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông gây ra đau đớn, ngứa rát lâu dần và dẫn đến việc hoại tử búi trĩ.
  • Rơi vào tình trạng thiếu máu: Trường hợp bệnh nhân đi vệ sinh ra máu nếu không được điều trị và kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến thiếu máu, mất máu nhiều gây ra suy nhược cơ thể.
  • Dẫn đến hình thành các bệnh lý khác như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn… đây là biến chứng nguy hiểm do không điều trị sớm bệnh trĩ ngoại. Những bệnh lý này sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn và nghiêm trọng hơn dẫn đến ung thư.
  • Rối loạn hậu môn: trường hợp búi trĩ ngoại lòi ra chèn ép hậu môn làm ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng và người bệnh sẽ mất đi khả năng co thắt dẫn đến không tự chủ mỗi lần đi vệ sinh.
  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh sẽ có tâm lý căng thẳng nên gây đau đầu và suy giảm trí nhớ…
  • Nguy hiểm đến tính mạng: do búi trĩ to dần sẽ làm cho niêm mạc tĩnh mạch mỏng dần rất dễ bị thủng tĩnh mạch, lúc đó làm ảnh hưởng lâu dài của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Có nhiều biện pháp để điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên trước đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành kiểm tra thể chất nhằm xác định chính xác, mức độ mắc bệnh và từ đó có hướng điều trị phù hợp hơn.

Một số các phương pháp điều trị trĩ ngoại như:

Dùng thuốc trong điều trị bệnh trĩ

Điều trị bằng thuốc là phương pháp dùng trong những trường hợp mắc bệnh nhẹ và có thể áp dụng điều trị tại nhà. Những dạng thuốc thường dùng trong chữa bệnh trĩ ngoại như: thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc uống… nhằm giảm đau, chống viêm, đồng thời co dần búi trĩ ngoại lại.

Tuy nhiên việc điều trị trĩ ngoại bằng thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không thể điều trị dứt điểm. Bệnh tái phát và xuất hiện tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì mới đem lại hiệu quả cao, giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

benh-tri-ngoai
Phương pháp điều trị trĩ ngoại sẽ phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh và tình trạng sức khỏe

Dùng phương pháp ngoại khoa

Những thủ thuật phổ biến trong điều trị ngoại khoa như: tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại…

Tùy vào từng trường hợp người bệnh mà sẽ áp dụng biện pháp phù hợp, đa phần khi mắc trĩ ngoại thì sẽ tiến hành cắt trĩ vì đây là cơ quan có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ kéo dài thời gian đau đớn nếu dùng những phương pháp ngoại khoa khác.

Treo trĩ là phương pháp không cắt trực tiếp búi trĩ mà sẽ kéo các búi trĩ sa co trở lại trong hậu môn. Thông thường sẽ được áp dụng kết hợp treo trĩ với phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ. Treo trĩ giúp giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và kéo các búi trĩ sa trở lại vị trí giải phẫu.

Điều trị trĩ tại nhà

Áp dụng các biện pháp tại nhà trong điều trị bệnh trĩ ngoại góp phần làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

  • Sử dụng nước ấm để tắm.
  • Sau khi đi đại tiện hãy làm sạch hậu môn một cách nhẹ nhàng hoặc dùng khăn lau ẩm, vải bông.
  • Chườm khăn bọc đá lạnh nhằm làm giảm sưng hậu môn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt
  • Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, bao gồm trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu để giúp tăng cường nhu động ruột tự nhiên
  • Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh (chơi game, đọc báo, lướt mạng…)

Hy vọng các thông tin ở trên về bệnh trĩ ngoại đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để tham khảo thêm nhiều tin tức về bệnh lý khác.