Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy thận?

Cập nhật: 06/10/2020 10:15 | Trần Thị Mai

Suy thận được đánh giá là một trong những căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm, đặc biệt là các triệu chứng suy thận ở giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm và rất khó để phát hiện. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ các dấu hiệu suy thận mà bạn cần biết để xử lý kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.  

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy thận?

Thận là cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống và ở ngay phía trên của eo. Chức năng của thận là để duy trì sự sống bằng cách lọc máu, loại bỏ chất thải và lượng nước dư thừa nhằm cân bằng muối, chất điện giải trong máu và giúp điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận. Hiện nay căn cứ vào mức độ tổn thương, thời gian mắc bệnh mà suy thận được chia làm 2 nhóm là suy thận cấp và suy thận mãn tính.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận

Một số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận như:

  • Chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm chứa đạm: Việc thường xuyên phải hấp thụ nhiều chất đạm sẽ tạo nên áp lực cho thận, khiến thận phải hoạt động liên tục dẫn đến việc suy thận. Đặc biệt là các thực phẩm chứa chất Purine có trong canh hầm thịt chứa hàm lượng lớn Purine, không chỉ gây suy thận mà còn có thể gây ra đột quỵ.
  • Cơ thể thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu sẽ làm cho bàng quang phải chịu áp lực lớn nên trong suốt thời gian dài gây ra tình trạng ngược bàng quang niệu quản sẽ dẫn đến suy thận.
  • Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Khi các chất cặn bã, nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao do không uống đủ lượng nước. Điều này lâu dần cũng gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Ăn quá mặn: khi bạn ăn mặn thường xuyên thì rất khó để lượng nước trong cơ thể được bài tiết ra ngoài nên sẽ  ngày càng gây thêm gánh nặng cho thận và làm suy giảm chức năng thận.
  • Lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách các loại thuốc tây trong quá trình điều trị: Khi cùng trong một khoảng thời gian mà sử dụng nhiều loại thuốc thì hệ thống lọc của thận sẽ không kịp hoạt động và khiến cho thận bị tổn thương. Thời gian kéo dài sẽ bị suy thận.
  • Tuổi tác cũng gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Khi tuổi càng cao thì chức năng thận bị suy giảm nên người trung niên trở lên sẽ làm gia tăng khả năng mắc suy thận.

Bên cạnh đó những trường hợp có nguy cơ mắc suy thận cao như:

  • Người có tiền sử mắc tiểu đường, cao huyết áp.
  • Mắc các vấn đề về tim mạch.
  • Gia đình đã có tiền sử mắc bệnh thận.
  • Người béo phì, người cao tuổi trên 65 tuổi.
  • Người có Cholesterol cao.

Sẽ còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến suy thận mà chưa được liệt kê ở trên, tuy nhiên để có thông tin chính xác thì nên tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

suy-than
Có những dấu hiệu nào để nhận biết suy thận?

Triệu chứng suy thận dễ nhận biết

Ban đầu khi mới bắt đầu mắc suy thận sẽ rất khó để phát hiện nhưng các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện được chức năng thận của mình đang dần bị suy giảm, cụ thể như:

  • Tiểu đêm nhiều lần: Đi tiểu đêm 1 lần/ tiếng hoặc lượng nước tiểu nhiều hơn so với lượng nước tiểu ban ngày.
  • Đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến khi bị suy thận: Trong trường hợp đau lưng nhẹ thì gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc lưng khom. Trường hợp bị nặng sẽ thấy đau nhức bàn chân, gót chân…
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: vấn đề thính giác bị ảnh hưởng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến bị điếc vĩnh viễn.
  • Táo  bón: khi thận hư sẽ gây nên táo bón do sự truyền dẫn của đường ruột  cần phải có sự bổ sung của thận khí mới phát huy được tác dụng.
  • Phù chân, tay: Chức năng của thận bị ảnh hưởng nên sẽ không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nên chân, tay của người bệnh bị phù.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn.
  • Xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp và khó để kiểm soát ở mức ổn định.
  • Bề mặt da có thể bị ngứa dai dẳng mãi không thuyên giảm.
  • Yếu sinh lý, rối loạn chức năng tình dục: Suy thận xảy ra sẽ dẫn tới chức năng thận còn đáp ứng được nhiệm vụ cấu tạo vốn có sẽ gây ra ra rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là ở người nam. Biểu hiện được thể hiện rõ ràng là sinh lý yếu dần đi, xuất tinh sớm,…

Để hạn chế tới mức  tối đa các biến chứng có thể xảy ra thì bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để từ đó phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Các kỹ thuật để chẩn đoán bệnh suy thận

Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định người  bệnh nghi ngờ mắc suy thận thực hiện một số các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: tiến hành lấy máu của người bệnh và thực hiện phân tích nhằm đo được nồng độ creatinin trong máu của người bệnh. Căn cứ vào chỉ số bác sĩ sẽ kết luận được tình trạng suy thận là cấp hay mãn tính.
  • Xét nghiệm nước tiểu: người bệnh sẽ dùng nước tiểu để xét nghiệm nhằm đo lượng nước tiểu được cơ thể bài tiết ra ngoài trong một khoảng thời gian nào đó. Khi đó, tình trạng của bệnh nhân sẽ được đánh giá cùng với khả năng đáp ứng điều trị. 
  • Sinh thiết thận: Kỹ thuật này sẽ giúp đưa ra kết quả về tổn thương thận do suy thận gây ra. Từ đó xác định được chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để căn cứ vào các hình ảnh có được phát hiện tổn thương liên quan đến thận.

Để có kết quả chính xác hơn bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số các xét nghiệm như: xét nghiệm ure máu, xét nghiệm đo kali huyết….

suy-than

Suy thận là căn bệnh phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh suy thận có chữa khỏi được không?

Căn cứ vào từng nguyên nhân khác nhau gây ra suy thận mà có một số trường hợp điều trị được và một số trường hợp không điều trị được. Mặc dù vậy mà diễn biến bệnh có thể vẫn bị xấu đi ngay cả khi đã kiểm soát được nguyên nhân gây ra suy thận. 

Hiện nay theo các chuyên gia y tế thì suy thận mãn tính chưa có loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm thuyên giảm đi các triệu chứng hoặc làm chậm tình trạng diễn biến của bệnh. 

Trong quá trình điều trị sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, sức khỏe của người bệnh có thể đáp ứng tốt nhu cầu điều trị bệnh hay không. 

Đối với những trường hợp bệnh đã phát triển nặng thì cần phải tiến hành lọc máu hoặc chạy thận để duy trì sự sống. Tuy nhiên khi đã rơi vào giai đoạn nặng thì tỷ lệ sống của người bệnh rất thấp. Cho nên tốt nhất hãy nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị ngay khi mới bước vào giai đoạn mới mắc bệnh. 

Thông thường khi chức năng thận đã bị suy giảm còn 50%  thì sẽ được điều trị một số cách như:

  • Chạy thận nhân tạo
  • Thẩm phân phúc mạc
  • Ghép thận: Tuy nhiên ở phương pháp này người bệnh cần duy trì uống thuốc thường xuyên để thận ghép thích nghi được với cơ thể người bệnh.

Nên làm gì để phòng ngừa bệnh suy thận? 

Giảm thiểu tới mức tối đa các  nguyên nhân, yếu tố có thể gây ra suy thận và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt tình trạng suy thận có thể xảy ra. Cụ thể như: 

Xây dựng lối sống lành mạnh 

-  Kiểm soát tốt huyết áp ở mức cho phép.

- Duy trì thói quen tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, đồng thời giúp giữ cân nặng ở mức cân đối. Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh.

- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê... 

Chế độ ăn uống hợp lý

- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể từ 1,5 - 2 lít nước/ ngày. Trong trường hợp vận động ra mồ hôi nhiều hoặc trong những ngày nắng nóng cần uống nhiều nước hơn. 

- Trong bữa ăn hàng ngày nên thay đổi thói quen ăn mặn thành ăn nhạt để giảm áp lực lên thận.

Như vậy bài viết trên của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên đã cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu suy thận ai cũng cần biết giúp bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân thật tốt. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.