Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu về hội chứng sợ lỗ tròn và cách điều trị

Cập nhật: 24/09/2020 11:56 | Trần Thị Mai

Hiện nay có khoảng 15% dân số trên thế giới bị mắc hội chứng sợ lỗ tròn. Sợ lỗ tròn là nỗi sợ hãi xảy ra khi nhìn vào các lỗ tròn được tụ lại gần nhau ví dụ như vỏ hạt sen, quả dâu tây…. Có thể nói rằng hội chứng này gây ra nhiều sự khó chịu ngay cả trong cuộc sống sinh hoạt bình thường.  

Tìm hiểu về hội chứng sợ lỗ tròn và cách điều trị

Những người mắc tình trạng hội chứng sợ lỗ tròn trong sẽ có phản ứng mạnh mẽ bất cứ khi nào họ nhìn thấy các mô hình được đào tạo thành từ các lỗ hoặc đốm, những thứ vô hại như hạt sen, dâu tây hoặc sợi tóc…

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của hội chứng sợ lỗ tròn

Trên thực tế chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra hội chứng sợ lỗ tròn, tuy nhiên có nhiều trường hợp mắc bệnh do đã có tiền sử bị các rối loạn về tâm thần như: Bị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu hoặc bị rối loạn cưỡng lực….

Có nhà nghiên cứu cho rằng nỗi sợ này xuất phát từ chính sự lo lắng của bản thân. Nhìn các vòng tròn giống như cụm mắt hoặc khuôn mặt đang nhìn chằm chằm vào bản thân.

Cũng có thể do liên quan đến hoạt động của bộ não. Khi não bộ hoạt động quá tải dẫn đến trung tâm thị giác ở não bộ hoạt động quá mức bởi những hình ảnh lỗ chỗ gây khó chịu cho thị giác. Đúng lúc đó không cung cấp đủ oxy cho não bộ và sẽ diễn ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh…

Trong quá trình diễn ra các hoạt động thường ngày họ gặp phải các yếu tố gây kích thích hội chứng sợ lỗ tròn như:

  • Đầu của bát sen
  • Đầu vòi tắm hoa sen
  • Mật ong
  • Dâu tây
  • San hô
  • Quả lựu
  • Bong bóng
  • Đèn giao thông…

Ngoài ra thì có các động vật hoặc các sinh vật có đốm da, lông… cũng đều có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ lỗ tròn.

Dấu hiệu nhận biết của hội chứng sợ lỗ tròn

  • Các triệu chứng của người mắc hội chứng sợ lỗ tròn sẽ khá giống với việc xảy ra các cơn hoảng loạn, cụ thể như:
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Khó thở và thường xuyên bị hụt hơi hơn mức bình thường.
  • Rối loạn nhịp đập của tim, tim đập nhanh.
  • Mồ hôi toát ra khắp cơ thể.
  • Bề mặt da nổi ngứa hoặc nổi da gà.
  • Thị lực bị ảnh hưởng như mỏi mắt.
  • Khắp cơ thể người bệnh run rẩy.
  • Luôn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi và có thể phản ứng mạnh mẽ ngay khi gặp các đồ vật có hình dạng tròn.

Sẽ còn có những dấu hiệu nhận biết khác mà chưa được liệt kê đầy đủ ở trên, nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Những phương pháp điều trị hội chứng sợ lỗ

Hầu hết sau khi được chẩn đoán chính xác bạn đã mắc hội chứng sợ lỗ, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhưng hầu hết sẽ sử dụng các liệu pháp tâm lý và thuốc để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu mà người bệnh gặp phải. Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị như:

Sử dụng phương pháp điều trị tiếp xúc

Đối với phương pháp này sẽ dùng nhiều dụng cụ hỗ trợ khác nhau để giúp bạn tiếp xúc với các yếu tố kích thích hội chứng sợ lỗ tròn và mức độ tiếp xúc này sẽ được tăng dần theo mức độ từ thấp đến cao.

Mục đích của phương pháp này là việc tiếp xúc nhiều, lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi sợ hãi và dần dần giảm bớt các triệu chứng sợ lỗ.

hoi-chung-so-lo
Những chùm lỗ là nỗi kinh hoàng với người mắc hội chứng sợ lỗ

Dùng liệu pháp nhận thức – hành vi

Đây tiếp tục là một phương pháp giúp người bệnh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng kích thích hội chứng sợ lỗ từ bạn. Tuy nhiên sẽ sử dụng kỹ thuật khác so với phương pháp điều trị tiếp xúc để giúp bạn ở nhiều phương diện khác nhau chống lại nỗi sợ hãi.

Đến cuối sẽ thay đổi được quan điểm của người bệnh về các yếu tố có khả năng kích thích hội chứng sợ lỗ trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày và từ đó thay đổi được chứng sợ hãi này.

Dùng thuốc để điều trị

  • Một số các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho người mắc hội chứng sợ lỗ như:
  • Thuốc ức chế beta: tác dụng của loại thuốc này làm cân bằng các tác động của ad-rê-na-lin lên cơ thể người. Đồng thời nhằm giảm bớt các triệu chứng như nhịp tim đập nhanh, huyết áp tăng cao…
  • Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc này hạn chế các triệu chứng, tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể và thể trạng người bệnh mà bác sĩ đưa ra chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.
  • Nhóm thuốc an thần: Thuốc benzodiazepine nằm trong nhóm thuốc an thần có thể khống chế tốt nỗi sợ hãi của người bệnh ngay cả khi mắc các chứng hoảng sợ khác nhau. Đặc biệt người bệnh nên tìm hiểu kỹ phần tác dụng phụ và chống chỉ định này để quá trình dùng thuốc được diễn ra an toàn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chính việc thực hiện lối sống sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn làm quen và dần khắc phục được với hội chứng sợ lỗ của bản thân, hãy cùng thực hiện: 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để có sức khỏe đầy đủ. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế sử dụng caffeine hoặc rượu bia vì có thể làm gia tăng sự lo lắng. 
  • Thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với bạn bè, người thân để thư giãn. 
  • Tập luyện khả năng đối diện trực tiếp với nỗi sợ lỗ mà đang mắc phải.

Hy vọng những thông tin về hội chứng sợ độ cao được giảng viên Đặng Thùy Linh của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên thực sự hữu ích với bạn đọc. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có thắc mắc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và chi tiết.