Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hội chứng Raynaud là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?

Cập nhật: 07/01/2022 12:11 | Trần Thị Mai

Hội chứng Raynaud là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Các triệu chứng nhận biết? Phương pháp điều trị và phòng ngừa hội chứng Raynaud?... Tất cả các thông tin thắc mắc về bệnh sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Hội chứng Raynaud là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?

Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là tình trạng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Biểu hiện của bệnh chủ yếu ở các ngón tay nhưng ít khi xảy ra ở các ngón chân. Hội chứng Raynaud được phân loại thành hai nhóm:

Raynaud nguyên phát: Đây là nhóm bệnh khá thường gặp và ít nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Raynaud thứ phát: Ít phổ biến hơn nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn và thường xảy ra ở những người lớn tuổi.

Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chứng Raynaud, dù có những bất thường nào liên quan đến mạch máu và các dây thần kinh chi phối mạch máu đều có thể dẫn đến Hội chứng Raynaud. Tuy nhiên có bệnh lý nền đã được nguyên nhân gây ra bệnh như:

  • Xơ cứng bì
  • Lupus
  • Các bệnh lý rối loạn về máu như đa hồng cầu, cryglobulinemia.
  • Bệnh Buerger
  • Mắc các bệnh lý tuyến giáp.
  • Đặc trưng nghề nghiệp: Có những hành động lặp đi lặp lại làm tổn thương động mạch ở tay và chân như đánh máy hoặc chơi piano.
  • Chất hóa học và phơi nhiễm với một số chất hóa học như vanyl cloric sẽ làm nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Raynaud.
  • Hút thuốc lá: Do có chất nicotine trong thuốc lá có thể gây ra Hội chứng Raynaud.
  • Sử dụng các loại thuốc sai cách, quá lạm dụng những loại như đau đầu, điều trị ung thư, dị ứng, ăn kiêng, thuốc tránh thai hoặc những loại thuốc chẹn beta.
  • Do điều kiện sống ở môi trường lạnh hoặc thường xuyên sống ở những vùng khí hậu lạnh hoặc nhiệt độ thấp sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Raynaud.

 Hội chứng Raynaud là một bệnh lý nguyên phát hoặc do từ các bệnh lý nền khác và không liên quan đến các tác nhân nhiễm khuẩn nên đây không phải là bệnh lý có tính chất lây nhiễm. Nên những người khỏe mạng khi tiếp xúc với người mắc hội chứng Raynaud sẽ không bị lây bệnh.

Ngoài ra bệnh sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Raynaud mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các biểu hiện của hội chứng Raynaud

Mắc  hội chứng Raynaud người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Màu da bị thay đổi: Da của người bệnh thay đổi trạng thái từ hồng hào sang trắng bệch hoặc tím xanh thì có thể đã mắc hội chứng Raynaud. Kèm theo đó là triệu chứng của  tê tay với mức độ nghiêm trọng gia tăng khi gặp thời tiết lạnh. Ở thể nhẹ thì màu sắc da sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.
  • Hội chứng Raynaud có thể xuất hiện ở tai, ở chóp mũi hoặc núm vú. 
  • Đau nhức ở các đầu chi hoặc bị rối loạn cảm xúc, tê.
  • Ở mức độ nghiêm trọng hơn thì người bệnh còn vị loét da hoặc hoại tử  những đầu chi do tình trạng giảm tưới máu kéo dài và lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian.
  • Bên cạnh đó thì người mắc hội chứng Raynaud thì sẽ có các triệu chứng lâm sàng khác của bệnh lý nền là nguyên nhân gây ra  bệnh.

Ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng Raynaud thì nên đến những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị có hiệu quả.

hoi-chung-raynaud
Màu da thay đổi là một trong những dấu hiệu nhận biết của hội chứng Raynaud

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hội chứng Raynaud

Các kỹ thuật chẩn đoán hội chứng Raynaud

Khi nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng của hội chứng Raynaud thì bác sĩ khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các triệu chứng lâm sàng thì sẽ chỉ định làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu như:

Kiểm tra kích thích lạnh: Yêu cầu người bệnh đặt tay vào nước lạnh để kiểm soát sự khởi phát của hội chứng Raynaud. Trong trường hợp thời gian để khôi phục lại trạng thái bình thường của hai tay kéo dài hơn 20 phút thì nên kết luận người bệnh đã mắc hội chứng Raynaud.

Thực hiện soi mạch: Bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện ra các mạch máu bất thường ở những vị trí nếp gấp móng dưới kính hiển vi.

Các kỹ thuật để chẩn đoán bệnh sẽ giúp phân biệt bệnh lý có biểu hiện tương tự như hiện tượng co thắt mạch ngoại biên, viêm động mạch đầu chi.

Phương pháp điều trị hội chứng Raynaud

Khi đã có kết quả của chẩn đoán thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị hội chứng Raynaud, giảm thiểu triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cụ thể các phương pháp dùng trong điều trị hội chứng như:

Hạn chế và kiểm soát tốt các tác nhân gây ra bệnh

Xác định được tác nhân gây ra bệnh thì bạn cần loại bỏ được các nguyên nhân đó. Theo đó cũng cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, các biện pháp bảo vệ bàn tay, bàn chân tránh được những chấn thương và không để tinh thần căng thẳng nên duy trì thường xuyên tâm lý lạc quan, thoải mái…

Nên có các biện pháp chống lạnh cho cơ thể, đặc biệt là vùng tay, bàn chân để  tránh lạnh và được giữ ấm bằng cách sử dụng tất, găng tay khi thời tiết lạnh hoặc tắm bằng nước ấm.

Để loại bỏ những tác nhân gây ra bệnh thì bác sĩ có thể kết hợp với việc điều trị những loại thuốc có tác dụng giảm co thắt mạch máu bằng những loại thuốc giãn mạch, chẹn dòng canxi. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng theo sở thích của bản thân vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc khi vào cơ thể.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa cắt dây thần kinh giao cảm hoặc tháo khớp khi bị hoại tử chi. Nhưng những phương pháp này sẽ áp dụng không phổ biến vì hiệu quả không rõ ràng.

Phòng ngừa hội chứng Raynaud

Để ngăn ngừa các nguyên nhân và yếu tố gây ra hội chứng Raynaud thì bạn cần thực hiện các biện pháp dự phòng và kiểm soát những đợt cấp xuất hiện như:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là các khu vực ngoại vi phải tiếp xúc nhiều với môi trường ngoài như tay, chân, vùng mặt. Vào mùa lạnh cần mang găng tay, tất ấm và đội mũ khi đi ra ngoài, không để cơ thể bị lạnh vì không khí lạnh là yếu tố khởi phát các đợt co thắt mạch máu gây ra các biểu hiện lâm sàng.
  • Hạn chế tắm nước lạnh
  • Khi chế biến các thực phẩm đông lạnh nên mang găng tay, tránh dùng tay tiếp xúc trực tiếp.
  • Di chuyển đến những vùng có khí hậu ấm: người mắc hội chứng Raynaud nặng nên cân nhắc đến việc chuyển đến sinh sống ở nơi nóng ấm hơn.
  • Không hút thuốc lá
  • Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc nếu có các dấu hiệu bất thường xuất hiện cần báo lại ngay với bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin hội chứng Raynaud, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.